Nặn mụn: Thói quen khiến làn da trở nên tệ hơn
Nội dung bài viết
Khi thấy mụn nổi lên trên da, thật khó để chúng ta có thể thoát khỏi được cám dỗ của việc nặn mụn. Nhưng thói quen này tốt hay xấu? Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo và Youmed tìm hiểu hậu quả cũng như khắc phục thói quen này ngay nhé.
Vì sao không nên nặn mụn bằng tay?
Nặn mụn bằng tay tác động một lực lớn lên vùng da bị mụn, gây tổn thương cho da. Hơn nữa, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, loại bỏ mụn bằng tay rất khó để lấy được hết nhân mụn. Điều này làm cho nhân mụn còn sót lại và tình trạng mụn sẽ khó chấm dứt.
Thay vì nặn mụn bằng tay, bạn có thể sử dụng nhưng dụng cụ hỗ trợ. Dụng cụ này có thể là bông tăm, kim hay dụng cụ chuyên dụng tuỳ vào nhu cầu của bạn. Bạn cần lưu ý sát khuẩn chúng bằng cồn trước khi sử dụng.
Hậu quả của nặn mụn sai cách
Tốt nhất là bạn không nên nặn mụn. Phương pháp này chỉ giúp loại bỏ nhân mụn chứ không có tác động vào nguyên nhân gây ra mụn. Hơn nữa, khi làm vậy, bạn đang can thiệp vào quá trình hồi phục tự nhiên của da, khiến da tệ hơn. Bạn cần có kỹ thuật thích hợp để tránh những hậu quả sau:
- Gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da
- Để lại vết thâm sẹo
- Mụn nhiều hơn
- Nhiễm trùng
Nặn mụn sai cách có thể đẩy một số chất bên trong mụn vào sâu hơn trong da, làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Hơn nữa, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật có thể khiến vi khuẩn từ mụn viêm lây lan sang các lỗ chân lông và nang lông khác, đồng thời tạo ra ổ mụn lớn hơn.
Khi tự mình nặn mụn, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn trên tay. 1
Thời điểm nặn mụn phù hợp
Khi bạn không biết đúng thời điểm nào có thể nặn mụn được, bạn càng cố nặn thì chúng lại càng sưng to hơn. Nên nặn mụn khi mụn đã “già”. Kiểm tra độ “già” bằng cách dùng tay chạm vào mụn. Nếu chúng đã xuất hiện cồi mụn khô và cứng, mụn đã sẵn sàng được nặn.
Khi cố gắng nặn một nốt mụn chưa già. Bởi vì vi khuẩn và các chất kích ứng khác có thể len lỏi vào bên dưới da. Điều này dẫn đến việc sẽ mất nhiều thời gian để mụn được chữa lành. Từ đó, sẽ hình thành các mụn khác và thậm chí là sẹo vĩnh viễn trên mặt của bạn.2
Chăm sóc da sau khi nặn mụn không để lại thâm
Nhìn chung, nặn mụn không phải là phương pháp tối ưu để điều trị mụn. Nhưng nếu bạn đã lỡ chọn phương pháp này thì hãy cùng Youmed tìm hiểu cách chăm sóc sau nặn mụn để hạn chế thâm sẹo nhé. Sau đây là những tip nhỏ bạn có thể tham khảo:
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh, bằng tay đã rửa sạch hoặc tăm bông sạch.
- Tiếp tục lộ trình chăm sóc da của bạn, chẳng hạn như rửa mặt hàng ngày và tối ưu hoá các bước dưỡng da.3
- Ăn những thực phẩm giúp tái tạo da, giảm thâm, giảm viêm như: nghệ, đu đủ, nước ép ổi, cá hồi….
- Sử dụng các sản phẩm ngừa và trị thâm, sáng da, có chứa các thành phần như vitamin C, niacinamide, retinoid, azelaic acid…4
- Uống đủ nước. Lượng nước thích hợp được khuyên là 2 lít nước mỗi ngày. Mất nước cũng làm cho làn da của bạn trông xỉn màu và thúc đẩy quá trình viêm và mẩn đỏ. Do đó bổ sung đủ nước là rất cần thiết giúp hạn chế thâm mụn.5
- Thoa các sản phẩm có tính kháng khuẩn tại chỗ chẳng hạn như tinh dầu tràm trà. Điều này sẽ giúp chống lại vi khuẩn đồng thời giảm viêm một cách lý tưởng. Nếu mụn đang mở hoặc xuất hiện kích ứng, hãy tiếp tục bôi thuốc mỡ.5
Ngoài ra, bạn cũng nên:
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố trở nên sậm màu hơn. Một điểm cần lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng cho da mụn, bạn nên chọn kem chống nắng vật lý dạng Gel hoặc dạng sữa. Và tiêu chí quan trọng là trên nhãn của sản phẩm có chứa dòng chữ “Non-Comedogenic” – không gây bít lỗ chân lông và “Oil Free” – không chứa dầu.
Xem thêm: Cách chọn kem chống nắng phù hợp nhất với bạn
Cách khắc phục thói quen nặn mụn bằng tay
Nặn mụn bằng tay được xem một thói quen khó bỏ. Nhiều người còn khá thích thú với việc này. Tuy nhiên, khó bỏ chứ không phải là không thể bỏ. Sau đây là những tip mà Youmed hy vọng có thể giúp bạn từ bỏ thói quen có hại cho da này:
- Giữ cho đôi tay của bạn bận rộn – thử bóp một quả bóng mềm hoặc đeo găng tay.
- Xác định thời điểm và vị trí bạn thường chạm vào da của mình nhất. Cố gắng tránh những tác nhân này.
- Cố gắng nghĩ về những tác hại của việc nặn mụn mỗi khi bạn cảm thấy muốn chạm vào chúng.
- Giữ cho da của bạn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Hạn chế soi gương để không bận tâm đến việc mình có mụn.
Việc nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả xấu trên da cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, hãy bỏ ngay thói quen này nhé. Nếu bạn thường xuyên bị mụn quấy rầy hay tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng thì hãy liên lạc với bác sĩ da liễu để được điều trị một cách triệt để nhất. Youmed hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn và mong chúng ta sẽ luôn tự tin với một làn da khoẻ mạnh.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
PIMPLE POPPING: WHY ONLY A DERMATOLOGIST SHOULD DO IThttps://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/popping
Ngày tham khảo: 04/01/2022
-
Pimple popping: Should you do it?https://www.medicalnewstoday.com/articles/pimple-popping#when-to-pop-a-pimple
Ngày tham khảo: 04/01/2022
-
Post pimple-popping skin carehttps://www.healthline.com/health/skin/what-should-i-do-after-popping-a-pimple#post-pimple-popping-care
Ngày tham khảo: 04/01/2022
-
How to Treat Acne-Related Hyperpigmentationhttps://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hyperpigmentation-acne
Ngày tham khảo: 04/01/2022
-
How to Prevent Acne: 14 Tips to Manage Pimpleshttps://www.healthline.com/health/acne/how-to-prevent-pimples#14
Ngày tham khảo: 04/01/2022