YouMed

Nang tuyến Bartholin: bệnh khó nói của chị em

Bác sĩ NGUYỄN QUANG HIẾU
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Một số chị em phụ nữ bị đau vùng âm hộ, đi khám được bác sĩ chẩn đoán là nang tuyến Bartholin (viêm tuyến Bartholin). Vậy tuyến này là gì và có cần phải phẫu thuật cắt bỏ hay không?

nang tuyến Bertholin
Nang tuyến Bartholin – Bệnh khó nói của chị em

 

I. Thông tin chung về nang tuyến Bartholin

  • Tuyến Bartholin là một tuyến nhỏ, dạng hình cầu, đường kính khoảng 1cm, nằm ở dưới da trong hai bên âm đạo. Tuyến được cấu tạo bởi các tế bào trụ tiết nhầy. Chúng có chức năng tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm cho âm đạo và bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Nang tuyến bartholin (Bartholin’s cyst) là một bệnh lý chiếm tỉ lệ khoảng 2% các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Đặc trưng của bệnh là tình trạng sưng, phù, ở một hoặc cả hai bên âm đạo.
  • Vậy nang tuyến bartholin có nguy hiểm không? Khi nang tuyến bartholin có kích thước nhỏ, thường không có tự triệu chứng gì và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi nang phát triển với kích thước lớn hoặc bị nhiễm trùng sẽ gây ra nhiều biến chứng. Từ đó, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và nhiều nguy cơ với sức khỏe. Khi đó, bệnh nhân cần phải tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

II. Nguyên nhân gây bệnh 

Như đã nói ở trên: chức năng chính của tuyến là tiết chất nhầy, giữ ẩm và bôi trơn khi quan hệ tình dục. Khi tổ chức nang ống bị tắt nghẽn trong khi tuyến vẫn tiết ra chất nhầy làm hình thành nang có thành mỏng.

Nguyên nhân gây tắc nghẽn ống tuyến thường do:

  • Nhiễm trùng: do vi khuẩn gây tắc nghẽn tuyến Bartholin. Các vi khuẩn có thể lây qua đường tình dục như Chlamydia, lậu,… Các vi khuẩn đường ruột như Escherichia coli (E.coli).
  • Chấn thương vùng sinh dục ngoài phụ nữ.
  • Vệ sinh kém: vệ sinh vùng kín không sạch, không đúng cách làm tắc tuyến Bartholin.

III. Yếu tố nguy cơ dẫn đến nang tuyến Bartholin

  • Đây là bệnh đặc trưng của phái nữ, vì chỉ có ở nữ mới có tuyến Bartholin.
  • Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể bị viêm/nang tuyến Bartholin. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20–29 thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn (độ tuổi quan hệ tình dục).
  • Chất lượng vệ sinh tại môi trường sống kém. Nước sinh hoạt bẩn hoặc ít tắm rửa, lười vệ sinh.
  • Phụ nữ có bệnh nền: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Hình ảnh MRI tuyến bertholin viêm to 

IV. Viêm nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không?

  • Chưa có kết luận rõ ràng. Nhưng về cơ bản, viêm tuyến Bartholin nhẹ không quá nguy hiểm. Tác động của bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.
  • Cũng không hay lắm nếu dáng đi của bạn có chút bất thường vì một cục u mủ ở vùng kín luôn muốn vỡ ra.
  • Đối với các trường hợp nang tuyến nặng thì tính nguy hiểm là không thể nói trước. Nang tuyến Bartholin chuyển biến thành áp xe làm tiền đề gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hướng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Cụ thể, một số biến chứng bệnh nhân có thể đối mặt như

Viêm tuyến bartholin ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Đầu tiên, viêm tuyến Bartholin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của chị em.
Như đã chia sẻ, khi mắc bệnh bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng như đau âm hộ, đau khi yêu, ra dịch mủ….Những biểu hiện này sẽ khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Nang tuyến bartholin nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng

Các bệnh nhân mắc nang tuyến bartholin có nguy cơ bị áp xe và ung thư tuyến nếu không được điều trị. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Đời sống tình dục cũng bị tác động nặng nề ở những bệnh nhân mắc có tuyến Bartholin viêm nhiễm.
Tuyến bartholin có nhiệm vụ sản sinh chất nhờn giúp giữ ẩm âm đạo và bôi trơn khi quan hệ. Khi tuyến này bị viêm sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ kể trên. Âm đạo bị khô rát khiến chị em thiếu tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng khi quan hệ.

Nang tuyến bartholin gây nguy hiểm cho chức năng sinh sản

Chị em mắc bệnh nang tuyến bartholin sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín. Điều này làm gia tăng mắc các bệnh phụ khoa và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Tạo điều kiện cho ung thư tuyến bartholin phát triển

Viêm nang tuyến bartholin giai đoạn nặng không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành các bọc mủ. Tuyến bị phù nề, nhiễm trùng. Việc viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới ung thư.

 

V. Cơ địa mang thai

Khi mang thai là khoảng thời gian cơ thể yếu nhất cũng dễ bị viêm nang tuyến Bartholin nhất. Viêm tuyến Bartholin khi mang thai có hai thể với các biểu hiện như sau:

  • Thể cấp tính: Thai phụ có biểu hiện đau ở hâm hộ, chủ yếu là đau 1 bên âm hộ. Thời gian này, nếu chị em quan hệ sẽ bị đau rát khó chịu.
    Thể mạn tính: Thai phụ thường xuyên mệt mỏi, tuyến bartholin sưng to, chảy mủ. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện hoặc bị nang hóa.
  • Mẹ bầu mắc nang tuyến Bartholin trong thai kỳ nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chính mình và thai nhi. Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp phải như:

    Thai nhi nhẹ cân khi sinh ra hoặc chậm phát triển:

    Thai phụ mắc nang tuyến bartholin sẽ gây chèn ép các ống tuyến ở cơ quanh sinh dục. Do đó, thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dẫn đến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm phát triển hơn so với những em bé khác.

    Nhiễm trùng sơ sinh khi trẻ sinh thường:

    Nếu viêm tuyến bartholin chuyển sang giai đoạn nặng có thể vỡ và gây lở loét. Với em bé sinh thường thì các tác nhân gây bệnh sẽ lây sang thai nhi và gây các bệnh về hô hấp, da liễu hay các bệnh về mắt.
    Thai lưu
    Nếu tuyến bartholin bị vỡ sẽ khiến âm đạo viêm nhiễm nặng nề. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến tử cung, buồng trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhiều trường hợp có thể khiến thai chết trong bụng mẹ.

    Gây ung thư tuyến:

    Nang tuyến bartholin ở giai đoạn nặng sẽ hình các bọc mủ gây sưng tấy và phù. Đồng thời, nang sẽ chèn ép vào ống tuyến và gây bội nhiễm….Việc viêm nhiễm kéo dài khiến bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư tuyến, ung thư âm hộ, âm đạo.

VI. Các dấu hiệu của nang tuyến Bartholin

  • Khi các nang tuyến Bartholin kích thước nhỏ, chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các nang này thường được phát hiện khi người phụ nữ nhận thấy một khối nhỏ, không đau ngay bên ngoài cửa vào âm đạo, hoặc bác sĩ phát hiện  trong một cuộc kiểm tra vùng chậu thông thường.
  • Tuy nhiên, nếu nang tuyến Bartholin phát triển với đường kính lớn hơn 1cm, chúng sẽ gây đau, khó chịu khi ngồi và khi quan hệ tình dục. Nếu nang bị nhiễm trùng sẽ trở nên sưng, cứng, chứa đầy mủ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt, cảm giác rất đau, khó khăn khi ngồi hoặc đi lại. Các nang nhiễm trùng thường sẽ tạo thành áp xe, các áp xe này phát triển rất nhanh thường trong 2-4 ngày.
  • Nang tuyến bartholin làm tuyến bartholin không tiết chất nhờn gây cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục đồng thời kích thích bàng quang nên người bệnh dễ bị rối loạn tiểu tiện.
  • U nang hoặc áp xe Bartholin thường chỉ xảy ra ở một bên của cửa âm đạo.

VII. Bạn cần làm gì khi có các dấu hiệu của nang tuyến Bartholin?

Khi có dấu hiệu mắc nang tuyến Bartholin các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng một số phương pháp sau:

  • Tìm hiểu về các bệnh lý phụ khoa trước đây.
  • Hỏi về các triệu chứng đang gặp phải, quan sát các tổn thương, cảm giác đau khi ấn vào.
  • Xét nghiệm máu: Xác định cơ quan sinh dục có bị nhiễm trùng hay không.
  • Xét nghiệm dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung: Tìm nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để xác định có tình trạng nhiễm trùng hay không đồng thời lấy mẫu dịch tiết từ âm đạo hoặc cổ tử cung xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Sinh thiết: Nhằm phát hiện tế bào ung thư. Đối với phụ nữ mãn kinh hoặc trên 40 tuổi, áp xe Bartholin có thể biến chứng thành ung thư. Do đó, đối với những đối tượng bệnh nhân này, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để kiểm tra có các tế bào ung thư không.

>> Tham khảo Âm đạo: Vị trí, chức năng, các bệnh lý thường gặp?

VIII. Các biện pháp điều trị nang tuyến Bartholin

  • Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Viêm nang tuyến Bartholin có tự khỏi ? Các nang có kích thước nhỏ, không có các triệu chứng như đau, chảy mủ, nang có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải khám theo định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang.
  • Trường hợp bệnh nhân bị sưng, viêm nhẹ có thể sử dụng phương pháp tắm nước nóng nhiều lần trong ngày để làm nang nhanh vỡ. Sử dụng gạc chườm hơi nóng cũng có thể làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh kết hợp với các thuốc giảm đau chống viêm để giảm đau và làm tan các u nang

Trong các trường hợp nang tuyến bartholin thành áp xe lớn, gây sưng, đau, nhiễm trùng, chảy mủ. Có hai cách điều trị phổ biến đó là:

  • Rạch nang tuyến bartholin: bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, dùng dao mổ rạch một đường nhỏ trong u nang cho thoát dịch ra dẫn lưu ổ mủ. Sau đó khâu quanh mép nang bằng chỉ tan, giúp tái tạo nang tuyến.

Rạch dẫn lưu tuyến bartholin áp xe hóa

  • Bóc nang tuyến Bartholin: là thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến bartholin. Sau khi bóc nang xong, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu, khâu vết mổ.

Nang tuyến Bartholin

Phẫu thuật bóc bỏ tuyến Bartholin

IX. Những thói quen sinh hoạt giúp bạn phòng tránh:

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của nang tuyến Bartholin:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Chườm nóng vết sưng và sử dụng thuốc kháng sinh, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh vùng âm đạo, chăm sóc vùng kín để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn dây vào âm đạo.
  • Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Kiểm soát đường huyết nếu bạn bị tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.

Tổng quan các phương pháp điều trị: dung thuốc, dẫn lưu hay phẫu thuật bóc bỏ tuyến.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh Bartholin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bartholin-cyst/symptoms-causes/syc-20369976
  • https://www.verywellhealth.com/bartholins-cyst-overview-4176350
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người