Nhồi máu phổi: Liệu có khả năng sống sót nếu mắc phải không?
Nội dung bài viết
Nhồi máu phổi là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy có tử vong cao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh nhồi máu phổi để có thể cứu sống bản thân hoặc nguời thân mình trong trường hợp bị bệnh!
Nhồi máu phổi là gì?
Nhồi máu phổi (hay còn gọi là thuyên tắc phổi) là tình trạng cục máu đông lọt vào mạch máu trong phổi và ngăn chặn dòng lưu thông bình thường của máu trong vùng đó. Sự tắc nghẽn này gây trở ngại cho việc trao đổi khí. Tùy thuộc vào cục máu đông nhỏ hay to và số lượng các mạch máu có liên quan, nó có thể đe dọa tính mạng của chúng ta.
Thông thường, một cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể, được đặt tên là “huyết khối tĩnh mạch sâu”. Hầu hết các huyết khối gây tắc mạch phổi được hình thành, bắt nguồn từ các tĩnh mạch ở chân. Ngoài ra, huyết khối có thể xuất phát từ các tĩnh mạch chậu, thận, chi trên hoặc từ tim phải.
Một số ít trường hợp nhồi máu phổi không phải do huyết khối, mà do thuyên tắc mỡ (nguyên nhân gây tắc mạch máu là “cục” mỡ trôi trong lòng mạch); do dị vật (thường gặp trong thủ thuật can thiệp gây gãy dụng cụ, như: Gãy Catheters, gãy Guide wires – dây dẫn, tụt Coil…); ung thư; tắc mạch máu do khí trong lòng mạch, dịch ối..
Dấu hiệu nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu?
- Sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí có huyết khối (thường gặp ở tay hoặc chân).
- Có thể được phát hiện bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch.
Triệu chứng của nhồi máu phổi là gì?
Các triệu chứng của nhồi máu phổi thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện:
Những ai có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu phổi?
Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu phổi cao hơn mọi người khác nếu bạn nằm trong các nhóm người dưới đây:
- Bạn là người cao tuổi (lớn hơn 60 tuổi).
- Bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.
- Bạn phải nằm bất động tại giường lâu do chấn thương, phẫu thuật lớn hoặc bị liệt.
- Bạn có các bệnh về mạch máu như: Suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Bạn là phụ nữ đang có thai, chu sinh hoặc dùng thuốc tránh thai kéo dài.
- Bạn có cân nặng quá mức, béo phì.
- Bạn không may mắc bệnh lý ác tính, ung thư.
- Bạn bị suy tim ứ huyết.
- Bạn bị mắc tình trạng tăng đông tiên phát (bệnh đa hồng cầu, thiếu hụt yếu tố Antithrombin III….).
Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bệnh nhồi máu phổi?
Đối với những người có nguy cơ, khi có những triệu chứng nghi ngờ như trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
- Chụp CT-Scan đa lớp cắt là biện pháp được sử dụng thông thường nhất để chẩn đoán nhồi máu phổi.
- Ngoài ra còn các xét nghiệm khác như: Siêu âm tim, điện tim, xét nghiệm máu…
Điều trị nhồi máu phổi như thế nào?
Nhồi máu phổi có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng và gây tử vong. Bệnh nhân cần được tiến hành đánh giá và điều trị khẩn cấp nhanh chóng. Điều trị sẽ phụ thuộc vào thời điểm các triệu chứng của bạn bắt đầu và thời gian bạn có thể tiếp cận điều trị:
- Bệnh nhân cần được hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp.
- Sử dụng các loại thuốc: Thuốc tiêu sợi huyết (giúp làm tan cục máu đông), thuốc chống đông máu (là loại thuốc điều khiển quá trình đông máu, chúng ức chế sự hình thành huyết khối, nghĩa là chúng ngăn ngừa cục máu đông hình thành quá dễ dàng).
- Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành can thiệp thủ thuật, hoặc phẫu thuật để lấy cục huyết khối ra khi bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết, thuốc chống đông hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Sau thời gian điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ được điều trị dự phòng tái phát bằng thuốc chống đông kéo dài.
Hiệu quả cấp cứu, điều trị và tiên lượng tỷ lệ sống còn của người bị nhồi máu phổi phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp điều trị sớm. Bác sĩ chỉ có thể giúp cứu sống bạn nếu nhồi máu phổi của bạn chưa gây hậu quả nặng nề. “ Thời gian là mạng sống – Time is life ”.