YouMed

Những điều cần biết về u tế bào cận hạch thần kinh

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

U tế bào cận hạch thần kinh (Paraganglioma – PGL) được định nghĩa là u tế bào ưa crôm phát sinh từ hạch giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh tự chủ. Tình trạng này hiếm gặp, đa số biểu hiện lành tính. Biểu hiện của u tế bào cận hạch thần kinh chủ yếu liên quan tới các hormone bất thường nó tiết ra. Ví dụ bệnh nhân có thể bị huyết áp cao, đổ mồ hôi, run,… Dưới đây, bài viết của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về u tế bào cận hạch thần kinh.

1. U tế bào cận hạch thần kinh là gì?

U tế bào cận hạch thần kinh là một loại khối u hiếm gặp. Nó bắt nguồn từ một số tế bào thần kinh và được phân tán khắp cơ thể. Khối u này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 50. Khối u thường phát triển chậm và lành tính. Trong một số trường hợp, nó có thể xâm lấn các bộ phận lân cận của cơ thể, trở thành ung thư ác tính và di căn xa.

U tế bào cận hạch thần kinh bắt nguồn từ một số tế bào thần kinh và được phân tán khắp cơ thể
U tế bào cận hạch thần kinh bắt nguồn từ một số tế bào thần kinh và được phân tán khắp cơ thể

Trong phân nửa các khối u tế bào cận hạch thần kinh, các tế bào bất thường sản xuất ra các hormone được gọi là catecholamine hoặc adrenaline. Điều này có thể gây ra huyết áp cao, tim đập nhanh, da đỏ bừng, đổ mồ hôi, đau đầu và run.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường là lựa chọn điều trị đầu tiên đối với u tế bào cận hạch thần kinh. Nếu không được điều trị, u tế bào cận hạch thần kinh có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Khi đó, khối u tiến triển đến mức không có thể kiểm soát bằng phẫu thuật. Ở những người bị ung thư và di căn xa, thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát bệnh và các triệu chứng. Thậm chí kéo dài thời gian sống còn của người bệnh.

2. Chẩn đoán u tế bào cận hạch thần kinh như thế nào?

Nếu nghi ngờ bạn bị u tế bào cận hạch thần kinh, hãy đến khám một chuyên gia về ung thư (bác sĩ chuyên khoa ung thư), một chuyên gia về nội tiết (bác sĩ nội tiết) hay bác sĩ ngoại khoa.

Bạn có thể cần một số xét nghiệm:

Kiểm tra nước tiểu 24 giờ

Xét nghiệm nước tiểu 24h đánh giá bài tiết hormone trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu 24h đánh giá bài tiết hormone trong nước tiểu.

Lấy mẫu nước tiểu mỗi khi đi tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Điều này sẽ đánh giá sự bài tiết hormone vào nước tiểu. Bạn sẽ được hướng dẫn về cách bảo quản, dán nhãn và trả lại mẫu.

Xét nghiệm máu

Lấy máu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả đánh giá nồng độ hormone. Nên trao đổi với bác sĩ của bạn về các lưu ý đặc biệt, chẳng hạn như nhịn ăn hoặc ngưng một loại thuốc trước xét nghiệm. Đừng bỏ qua một liều thuốc mà không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Xem thêm: Xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư: Thực hư thế nào?

Các xét nghiệm hình ảnh.

Một hình ảnh MRI cho thấy có u tế bào cận hạch thần kinh di căn ổ bụng
Một hình ảnh MRI cho thấy có u tế bào cận hạch thần kinh di căn ổ bụng

Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác nhất vị trí của khối u. Những phương pháp này bao gồm chụp MRI, CT và hình ảnh y học hạt nhân chuyên biệt như chụp PET.

Xét nghiệm di truyền

Tế bào cận hạch thần kinh có thể di truyền trong gia đình
Tế bào cận hạch thần kinh có thể di truyền trong gia đình

Tế bào cận hạch thần kinh đôi khi di truyền trong gia đình. Chúng liên quan đến các gen bị thay đổi, được truyền từ cha mẹ sang con cái. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu để xác định điều này. Nếu phát hiện có gen bị thay đổi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đến gặp chuyên gia tư vấn di truyền.

Lưu ý rằng việc kiểm tra mô khối u dưới kính hiển vi không thể xác định chắc chắn liệu khối u có phải là ung thư hay không.

Những người có u tế bào cận hạch thần kinh cần được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu họ thường xuyên điều trị cho những người bị tình trạng này, vì hầu hết các bác sĩ hiếm khi gặp phải tình trạng này. Do đó không quen với các phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và điều trị khối u hiếm gặp này. Trong những điều kiện như vậy, điều quan trọng là phải tìm kiếm ý kiến ​​thứ hai từ một nhóm chuyên chăm sóc những người có khối u thần kinh hiếm gặp như u tế bào cận hạch thần kinh.

3. Các phương pháp điều trị u tế bào cận hạch thần kinh

Điều trị u tế bào cận hạch thần kinh phụ thuộc vào vị trí phát triển bất thường và nó có phải là ung thư hay không. U tế bào cận hạch thần kinh được coi là ung thư nếu nó di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, đây là một điều hiếm khi xảy ra ở tế bào cận hạch thần kinh.

Các tế bào từ một ung thư tế bào cận hạch thần kinh (ác tính) có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết, xương, gan, phổi hoặc các nơi khác. Ở những người mắc loại u này này, điều quan trọng là phải điều trị các hormone tăng cao cũng như triệu chứng khác.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Thuốc men

Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát các triệu chứng do u tế bào cận hạch thần kinh. Chẳng hạn như huyết áp cao, nếu bạn mắc phải loại u tế bào cận hạch thần kinh làm tăng sản xuất hormone. Các loại thuốc thường giúp những người bị tình trạng này bao gồm thuốc chẹn alpha và chẹn beta. Ở những người mắc u này làm tăng sản sinh hormone, điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường là lựa chọn đầu tiên để điều trị. Ngay cả khi khối u đã lan rộng, phẫu thuật thường được sử dụng để giảm kích thước của nó.

Nếu mô tế bào cận hạch thần kinh sản xuất hormone bị rối loạn, như xảy ra trong quá trình phẫu thuật, hormone trong khối u có thể được giải phóng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp và mạch tăng.

Để ngăn chặn điều đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn những điều cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Chẳng hạn như dùng thuốc ngăn chặn tác động của hormone từ 7 đến 14 ngày trước khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể được yêu cầu ghi lại huyết áp của mình nhiều lần trong ngày. Đồng thời, tuân theo chế độ ăn nhiều natri. Báo cáo chỉ số huyết áp thường xuyên cho nhân viên y tế.

Phẫu thuật u tế bào cận hạch thần kinh được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Điều quan trọng là phải có sự tham gia của các bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê. Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện vài ngày sau khi phẫu thuật. Ngay cả sau khi cắt bỏ thành công khối u trong khi phẫu thuật, các khối u có thể tái phát. Vì vậy, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ thường xuyên để tái khám và xem xét tình trạng bệnh.

Xạ trị

Phương pháp này đôi khi được sử dụng để giúp kiểm soát sự phát triển của khối u. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng nếu như phẫu thuật không được khuyến khích. Nếu khối u nằm ở đầu hoặc gần các dây thần kinh hay mạch máu quan trọng, một kỹ thuật gọi là xạ trị định vị thân có thể được sử dụng để hạn chế tổn thương các mô lành gần đó.

Liệu pháp cắt đốt bằng nhiệt

Trong một số trường hợp, bác sĩ X quang can thiệp chuyên biệt có thể phá hủy khối u bằng liệu pháp cắt bỏ bằng nhiệt.

Thận trọng chờ đợi

Nếu khối u phát triển chậm, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn trong các lần tái khám thường xuyên ngay cả khi bạn không điều trị.

Bệnh u tế bào cận hạch thần kinh là một bệnh lý hiếm gặp. Tình trạng này khó chẩn đoán vì giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh có thể tiến triển nhanh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu phát hiện và chẩn đoán từ bước đầu, có thể điều trị tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hãy quan tâm tới sức khỏe để hiểu về bản thân nhiều hơn.

 Bác sĩ Phan Văn Giáo

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/paraganglioma/cdc-20352970

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người