YouMed

Mách bạn những quy tắc vàng xử lý hóc ở trẻ em

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Hóc hay sặc dị vật đường thở là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Với bản tính hiếu kì, trẻ có thể dễ dàng cho bất kì vật gì vào miệng và nuốt chửng. Các tác nhân nguy cơ luôn hiện hữu xung quanh chúng ta ở khắp mọi nơi như đồng xu, nút áo, thạch rau câu,…Vì vậy, nắm vững các “quy tắc vàng” trong xử lý hóc ở trẻ em là cách để đảm bảo an toàn cho con em chúng ta.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc

Một số dấu hiệu cơ bản để có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc bao gồm:
  • Bé đột ngột ho dữ dội khi đang bú, đang ăn hoặc đang chơi đùa
  • Da tái xanh
  • Ú ớ, sặc sụa
  • Chân tay cứng đờ
  • Không thể khóc
  • Nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé.
  • Trường hợp nặng nhất: xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó.

Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hóc xương cá: Cách xử trí tại nhà

Cách sơ cứu khi bé bị hóc/sặc

Lưu ý, ngay khi nhận biết bé có những dấu hiệu hóc, phải lập tức thực hiện các động tác sơ cứu. Các bạn chỉ có khoảng 5 phút để đẩy dị vật khỏi đường thở của bé. Sau khoảng thời gian này, nếu có cứu được thì cũng để lại những di chứng nặng nề về sau.

Các phương pháp sơ cứu phụ thuộc theo từng độ tuổi của trẻ để tránh làm tổn thương những cơ quan nội tạng trong quá trình sơ cứu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dị vật đường ăn và cách xử trí

Đối với trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Vỗ lưng
    • Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực. Cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, đặt bé nằm xuống đùi bạn.
    • Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng bé (vùng giữa xương bả vai của trẻ)
    • Kiểm tra dị vật trong miệng và lấy ra. Nếu cách này vẫn chưa hiệu quả, chuyển sang bước 2.
  • Bước 2: Ấn ngực.
    • Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.
    • Khi đã đặt đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.

Đối với trẻ em trên 2 tuổi

Với trẻ lớn hơn 2 tuổi, phương pháp sơ cứu sẽ khác một chút so với trẻ sơ sinh. Trường hợp con mình bị hóc, các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh áp dụng các bước cấp cứu cho trẻ như sau:

  • Nếu trẻ còn tỉnh táo, để bé đứng thẳng, sau đó, lần lượt thực hiện:
    • Đứng sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé.
    • Một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ.
    • Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
  • Nếu trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê, đặt trẻ nằm ngửa. Sau đó, lần lượt thực hiện:
    • Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ.
    • Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ.
    • Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp
  • Nếu trẻ đã hôn mê sâu và không thở được:
    • Hà hơi thổi ngạt 2 cái.
    • Nếu dị vật vẫn chưa ra, kết hợp hà hơi thổi ngạt và dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bé khóc, thở được. Da niêm hồng hào hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dị vật đường thở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Lưu ý:
  • Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật ra. Điều này có thể khiến cho dị vật chui sâu và làm bít tắc đường thở của trẻ nhanh chóng hơn.
  • Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sau khi đã thực hiện sơ cấp cứu cho trẻ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người