Những sự thật bạn cần biết khi con bắt đầu tập nói
Nội dung bài viết
1. Khi nào trẻ bắt đầu biết nói?
Bạn có biết rằng, trước khi bé học nói bằng một ngôn ngữ thực sự – tiếng Việt hay tiếng Anh – chúng bập bẹ và thủ thỉ, hay gọi là chơi với âm thanh. Đó cũng là cách nói chuyện của trẻ con.
Nhưng khi nào bạn sẽ nghe những lời đầu tiên của bé? Các cột mốc quan trọng cho em bé học nói chuyện xảy ra trong ba năm đầu đời, khi bộ não của em bé đang phát triển nhanh chóng. Trong thời gian đó, sự phát triển lời nói của bé phụ thuộc vào kỹ năng “nói chuyện của bé” cũng như kỹ năng nói chuyện với trẻ con của bạn.
Sự thật là “sự trò chuyện” trẻ con lần đầu tiên là không lời và xảy ra ngay sau khi sinh. Em bé của bạn nhăn mặt, khóc và vặn vẹo để thể hiện một loạt các cảm xúc và nhu cầu thể chất. Từ sợ hãi và đói đến sự khó chịu nào đó. Các bậc cha mẹ luôn học cách lắng nghe và giải thích tiếng khóc khác nhau của con mình.
Xem thêm bài viết: Cần làm gì khi con trẻ chậm nói?
2. Các cột mốc biết nói của trẻ
2.1 Giai đoạn 3 tháng tuổi
Lúc 3 tháng tuổi, bé yêu sẽ luôn lắng nghe giọng nói của bạn, quan sát khuôn mặt của bạn khi bạn nói chuyện. Đồng thời bé thường thích quay về phía những giọng nói, âm thanh và âm nhạc khác có thể nghe thấy xung quanh nhà. Nhiều trẻ thích giọng nói của phụ nữ hơn đàn ông. Nhiều bé cũng thích giọng nói và âm nhạc mà bé nghe được khi còn trong bụng mẹ. Đến cuối ba tháng, các bé bắt đầu “ríu rít” hơn, những tiếng ê a – hoặc bạn có thể nghe như một giai điệu vui vẻ, nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại.
2.2 Giai đoạn 6 tháng tuổi
Khi được 6 tháng, bé bắt đầu bập bẹ với những âm thanh khác nhau. Ví dụ, em bé của bạn có thể nói “ba-ba” hoặc “da-da.” Đến cuối tháng thứ sáu hoặc thứ bảy, các bé có thể đáp lại khi được gọi tên của chính mình, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Bé cũng có thể sử dụng giọng điệu để nói với bạn rằng bé đang vui hay buồn. Một số cha mẹ háo hức diễn giải một chuỗi tiếng “da da” như những từ đầu tiên của con – “ba ơi”. Nhưng bập bẹ ở tuổi này thường vẫn được tạo thành từ các âm tiết ngẫu nhiên mà không có ý nghĩa thực sự.
Xem thêm: Làm thế nào để tập ngồi cho bé?
2.3 Giai đoạn 9 tháng tuổi
Sau 9 tháng, bé có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu biết diễn tả bằng nhiều tông giọng khác nhau. Bạn sẽ bất ngờ khi giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn, ríu rít nhiều hơn.
2.4 Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi
Hầu hết các bé yêu bắt đầu nói một vài từ đơn giản như “mama” và “baba” vào cuối 12 tháng. Và bạn biết không, bây giờ chúng đã biết những gì chúng đang nói. Sau 12 tháng, số từ mà trẻ học được sẽ tăng dần, trung bình tăng khoảng 1 từ/tuần). Trẻ đã biết trả lời – hoặc ít nhất là hiểu, nếu không tuân theo – các yêu cầu đơn giản của bạn, chẳng hạn như “Hãy đặt nó xuống.”
2.5 Giai đoạn 18 tháng tuổi
Trẻ ở độ tuổi này nói một số từ đơn giản và có thể chỉ vào người, đồ vật và các bộ phận cơ thể bạn đặt tên cho chúng. Trẻ lặp lại những từ hoặc âm thanh mà trẻ nghe bạn nói, giống như từ cuối cùng trong câu. Nhưng ở tuổi này, bé vẫn chưa nói tròn vành rõ chữ được.
2.6 Giai đoạn 2 tuổi
Đến 2 tuổi, vốn từ của bé đã khá nhiều, khoảng > 50 từ, và bé đã nói được cụm 2 từ. Các bé bắt đầu biêt xâu chuỗi một vài từ trong các cụm từ ngắn từ hai đến bốn từ, chẳng hạn như “tạm biệt mẹ” hoặc “uống sữa”. Trẻ đang học được rằng các từ có nghĩa nhiều hơn các đơn “cốc”.
2.7 Giai đoạn 3 tuổi
Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ mở rộng nhanh chóng. Sự hiểu biết về ngôn ngữ tượng trưng và trừu tượng của trẻ phát triển hơn, ví dụ như “bây giờ”, những cảm giác như “buồn” và các khái niệm không gian như “trong. Lúc này, bé đã nói được các cụm 3 từ, bé biết đặt câu hỏi, biết kể chuyện.
Tham khảo bài viết cùng chủ đề: 11 cách tăng trí thông minh cho trẻ
3. Tập nói cho con như thế nào?
Bạn biết không, các bé đã hiểu những gì bạn nói từ lâu trước khi chúng có thể nói rõ ràng. Nhiều bé học nói lúc đầu chỉ sử dụng một hoặc hai từ, ngay cả khi chúng hiểu từ 25 trở lên.
Là bố mẹ, ai cũng hạnh phúc khi được nghe những âm thanh đầu tiên khi trẻ bắt đầu biết nói. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà gây áp lực bắt bé phải học nói khi bé chưa sẵn sàng. Hãy để bé phát triển theo đúng tốc độ của riêng mình nhé.
Bạn cũng có thể hỗ trợ và đồng hành cùng bé tập nói bằng một số cách đơn giản sau:
3.1 Quan sát, theo dõi bé yêu
Trẻ có thể vươn hai tay lên để nói rằng bé muốn được bế lên. Hoặc trẻ đưa cho bạn một món đồ chơi để nói rằng bé muốn chơi hoặc đẩy thức ăn ra khỏi đĩa để nói rằng bé đã đủ. Lúc này, ban hãy mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và trả lời để khuyến khích những nỗ lực giao tiếp không lời sớm này khi nói chuyện với bé.
3.2 Lắng nghe bé yêu nhiều hơn
Hãy chú ý đến tiếng u ơ, ê a hay bập bẹ của bé. Các bé cố gắng bắt chước âm thanh mà cha mẹ đang tạo ra và để thay đổi cao độ và âm sắc. Để dần phù hợp với ngôn ngữ nghe được xung quanh chúng. Vì vậy, hãy kiên nhẫn và cho bé nhiều thời gian để “nói chuyện” với bạn.
3.3 Hãy khen ngợi, khuyến kích bé yêu
Mỉm cười và khuyến khích ngay cả những nỗ lực nhỏ nhất hoặc khó hiểu nhất khi nói chuyện với em bé. Những phản ứng của người lớn xung quanh có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lời nói của trẻ.
3.4 Bắt chước
Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ. Và khi bố mẹ nói chuyện với bé yêu sẽ giúp phát triển ngôn ngữ cho bé. Bạn biết không, khi bạn càng nói chuyện nhiều với bé bằng cách sử dụng những từ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác, bé sẽ càng cố gắng nói nhiều hơn.
3.5 Cố gắng diễn giải nhiều hơn
Nếu bé của bạn chỉ vào bàn và gây ồn ào, đừng chỉ cho bé ăn thêm mì. Thay vào đó, chỉ vào mì và nói, “Con có muốn thêm mì không? Những sợi mì này ngon với phô mai, phải không?”
Cố gắng nói về những gì bạn đang làm với trẻ, ví dụ như khi bạn tắm cho trẻ, mặc quần áo, cho trẻ ăn. Chẳng hạn: “Bây giờ con hãy đi đôi tất màu xanh này nhé” hoặc “Bây giờ mẹ làm cháo gà cho con ăn nhé”. Như vậy, bé có thể kết nối những gì bạn nói với những sự vật và hiện tượng.
Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên ba: Làm gì để cùng con vượt qua giai đoạn này?
3.6 Hãy kiên nhẫn
Ngay cả khi bạn không hiểu bé nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bạn nghĩ đang được nói và hỏi xem điều đó có đúng không. Luôn thể hiện sự yêu thương, chú tâm những gì bé nói. Để bé của bạn cảm thấy được khích lệ khi cố gắng nói chuyện.
Nếu con bạn đang cố gắng nói một từ nhưng bị sai, hãy nói lại và giúp trẻ chỉnh đúng từ.
3.7 Khuyến khích bé yêu vui chơi
Khuyến khích trẻ chơi, giả vờ và tưởng tượng thành tiếng để phát triển các kỹ năng bằng lời nói. Đồng thời cũng kích thích trí tưởng tượng, tư duy cho trẻ.
Xem thêm: Cách chọn cho trẻ một đôi giày tốt.
4. Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ chậm nói?
Mỗi bé có một đặc điểm thể trạng và những cột mốc phát triển riêng biệt ở những thời điểm khác nhau. Con bạn sẽ đạt được cột mốc đó khi bé đã sẵn sàng. Vì vậy, đừng so sánh sự phát triển của bé với những đứa bé khác. Điều bạn cần làm là tìm hiểu về những cột mốc phát triển mà bé đã đạt được để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường.
Bạn có thể tham khảo tóm tắt các mốc phát triển lời nói bình thường sau:
- 1 – 6 tháng: trẻ u ơ đáp ứng với lời nói.
- 6 – 9 tháng: trẻ bắt đầu bập bẹ.
- 10 – 11 tháng: trẻ nói mama, baba (vô nghĩa)
- 12 tháng: trẻ nói mama, baba (đúng nghĩa). Trung bình tăng 1 từ / tuần
- 24 tháng: vốn từ > 50 từ, trẻ nói được cụm 2 từ.
- Từ 3 tuổi: trẻ nói được cụm 3 từ, biết đặt câu hỏi, kể chuyện.
- Từ 4 tuổi: trẻ nói được câu 6 – 8 từ, biết 4 màu, biết đếm đến 10.
Hãy thảo luận với bác sĩ nếu nghi ngờ bé có dấu hiệu chậm nói. Việc chậm nói có thể xảy ra vì một số lý do. Nhưng chẩn đoán sớm bé sẽ càng có nhiều thời gian để sửa nó. Đồng thời giúp bé phát huy hết khả năng của mình trước tuổi đi học. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đưa con đến khoa trị liệu ngôn ngữ. Bạn cũng có thể tự đưa bé đến một nhà trị liệu ngôn ngữ để được thăm khám kịp thời.
Tóm lại, phát triển lời nói, ngôn ngữ là vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chính các bậc cha mẹ là người luôn theo dõi sát sao bên con. Vì vậy chính bạn là người nắm rõ nhất sự phát triển lời nói của trẻ. Mỗi trẻ đều có sự phát triển của riêng mình, những cột mốc chung chỉ mang tính chất tương đối. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích về những cột mốc lời nói. Cũng như những tip giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình con tập nói.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân