YouMed

Bệnh tự kỉ: Những thông tin cần biết trước khi đưa trẻ đi gặp Bác sĩ

bác sĩ nguyễn trung nghĩa
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Trung Nghĩa
Chuyên khoa: Tâm thần

Khi con bạn có bất kỳ triệu chứng nào của Bệnh rối loạn tự kỷ, rất có thể bạn sẽ phải đến gặp một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh tốt hơn. Cùng ThS.BS chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa tìm hiểu ngay nhé!

Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi khám bệnh Tự kỷ

Để chuẩn bị tốt cho buổi khám bệnh tự kỷ của con bạn, hãy lập trước một danh sách:

  • Tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin mà con bạn đang dùng và liều dùng của từng loại.
  • Tất cả những bất thường trong hành vi, thái độ, sự phát triển của con mà khiến bạn thấy lo lắng.
  • Thời điểm con bạn bắt đầu nói và những mốc phát triển đầu tiên trong đời. 
  • Mô tả về cách con bạn chơi và tương tác với những đứa trẻ, anh chị em và phụ huynh khác.
  • Những thắc mắc khác của bạn.
Những thông tin cần biết trước khi đưa trẻ đi gặp Bác sĩ
Những thông tin cần biết trước khi đưa trẻ đi gặp Bác sĩ

Ngoài ra, những thứ có thể có ích mà bạn nên mang theo:

  • Những nhận xét khác từ những người lớn như bảo mẫu, người thân, thầy cô. Nếu con bạn đã được đánh giá bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác hoặc đã từng được điều trị, can thiệp y khoa cũng cần cho bác sĩ biết.
  • Một video về các hành vi hoặc động tác bất thường của con bạn (nếu có) 

Nên hỏi bác sĩ những gì về bệnh Tự kỷ của con?

Để hiểu về vấn đề của con, ban có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:

  • Tại sao bác sĩ nghĩ con tôi bị (hoặc không) bị rối loạn tự kỷ?
  • Có cách nào để xác định?
  • Nếu con tôi bị rối loạn tự kỷ, mức độ tự kỷ ở bé nghiêm trọng tới mức nào?
  • Trong tương lai, con tôi có thể có những thay đổi gì?
  • Trẻ em bị rối loạn tự kỷ cần những trị liệu đặc biệt nào?
  • Có những phương án theo dõi, chăm sóc y tế nào cho con tôi và những phương án đó tốn kém bao nhiêu?
  • Có những hỗ trợ nào (từ nhà nước, xã hội, các tổ chức,…) dành cho các gia đình có trẻ bị rối loạn tự kỷ?
  • Tôi có thể tìm hiểu thêm về rối loạn tự kỷ từ những tài liệu, trang web nào?

Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc khác, hãy hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại.

Bác sĩ có thể hỏi gì để hiểu rõ vấn đề của con bạn?

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời để tiết kiệm thời gian cho buổi khám bệnh Tự kỷ. Bác sĩ có thể hỏi:

  • Những hành vi cụ thể nào của bé đã khiến bạn đưa bé đi khám?
  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở con bạn là khi nào? Có người nào khác nhận thấy những dấu hiệu này?
  • Những hành vi này xuất hiện thường xuyên hay thỉnh thoảng?
  • Con bạn có bất kỳ triệu chứng nào nào bất thường khác chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa?
  • Có điều gì dường như cải thiện các triệu chứng của con bạn?
  • Có điều gì khiến các triệu chứng trầm trọng hơn?
  • Con bạn bắt đầu biết bò, biết đi, biết nói từ khi nào?
  • Một số hoạt động yêu thích của con bạn là gì?
  • Con bạn tương tác với bạn, anh chị em và những đứa trẻ khác như thế nào? Con bạn có tỏ ra thích thú, giao tiếp bằng mắt, mỉm cười hay muốn chơi với người khác không?
  • Gia đình bạn có ai bị rối loạn tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay rối loạn lo âu hoặc các rối loạn khí sắc khác?
  • Kế hoạch giáo dục dành cho con bạn? Bé sẽ nhận được những hỗ trợ gì từ trường học?

Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm sự chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám bệnh Tự kỷ. Sự chuẩn bị kĩ càng cùng câu hỏi thông minh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.

Biên dịch: Vũ Thảo Linh

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Autism spectrum disorderhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/diagnosis-treatment/drc-20352934

    Ngày tham khảo: 24/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người