Những thực phẩm gây mất sữa mà các mẹ nên tránh sử dụng
Nội dung bài viết
Sữa mẹ vô cùng bổ dưỡng cho trẻ. Trên thực tế, sữa cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng mà con cần trong 6 tháng đầu đời. Một số nnghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm mà mẹ ăn cũng gây ra một số ảnh hưởng đến thành phần của sữa mẹ. Nhìn chung không nên sử dụng một món nào đó quá nhiều. Thay vào đó, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Tuy nhiên, có một số thực phẩm gây mất sữa mà mẹ cần lưu ý. Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Bạc hà
- Bạc hà là thực phẩm gây mất sữa
- Loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa.
- Tuy nhiên, thỉnh thoảng uống một tách trà bạc hà sẽ không gây ra các vấn đề gì. Nhưng nếu phải uống một lượng rất lớn hàng ngày thì nguy cơ gây hại rất cao
- Một số nghiên cứu chỉ ra, những bà mẹ thưởng thức nhiều loại kẹo có chứa bạc hà mỗi ngày đã nhận thấy sự sụt giảm trong sản lượng sữa mà mẹ tạo ra.
Bắp cải
- Bắp cải có thể làm giảm căng tức ngực một cách kỳ diệu,. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều thì bắp cải chính là thực phẩm gây mất sữa
- Việc dùng bắp cải bắp nhiều hơn 1 – 2 lần/ ngày có thể làm giảm nguồn sữa của mẹ
- Lưu ý, các loại kem bôi ngoài da có chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự như khi dùng vào cơ thể
Mùi tây
- Mùi tây là một loại thuốc lợi tiểu. Việc nhấm nháp một nhánh rau mùi tây sau bữa ăn sẽ tạo cảm giác sảng khoái và không gây hại cho nguồn sữa
- Tuy nhiên, nếu ăn một lượng lớn thì mùi tây là thực phẩm gây mất sữa
- Do đó, cần tránh các món ăn có lượng lớn mùi tây, nếu đang cho con bú vì có thể làm giảm sản lượng sữa
Một số thảo dược bổ sung
- Việc sử dụng các loại thảo mộc và gia vị như thìa là hoặc húng quế để nêm thức ăn được đánh giá là an toàn trong thời kỳ cho con bú.
- Tuy nhiên, khi đề cập đến các chất bổ sung và trà thảo mộc thì có một số lo ngại về tính an toàn. Điều này là do thiếu nghiên cứu đánh giá trên phụ nữ đang cho con bú
- Ngoài ra, cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm ở Hoa Kỳ (FDA) không chấp thuận cho mẹ dùng. Vì các chất bổ sung thảo dược có khả năng bị nhiễm các kim loại nặng nguy hiểm tiềm ẩn.
- Do vậy không những gây mất sữa mà còn có thể gây ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và trẻ
Đồ uống có cồn
- Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), rượu là thực phẩm gây mất sữa
- Do đó, tránh uống rượu chính là lựa chọn an toàn nhất trong thời kỳ cho con bú.
- Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể uống nếu thận trọng về số lượng và thời gian
- Lượng rượu mà con bạn có thể nhận được từ sữa mẹ phụ thuộc vào lượng rượu bạn uống và thời điểm bạn uống. Nghiên cứu cho thấy lượng cồn trong sữa mẹ đạt đỉnh cao nhất sau 30 – 60 phút sau lần uống cuối cùng
- Ngoài ra, rượu có thể tồn tại trong sữa mẹ từ 2 – 3 giờ. Do đó, càng uống nhiều rượu thì càng mất nhiều thời gian để đào thải khỏi cơ thể của mẹ
- Do đó, CDC khuyến nghị nên hạn chế rượu chỉ uống 1 ly tiêu chuẩn mỗi ngày và đợi ít nhất 2 giờ sau đồ uống đó mới cho con bú
- Lưu ý, mức độ tiêu thụ rượu cao đã được chứng minh là có thể làm giảm sản lượng sữa mẹ đến 20%.
- Ngoài ra, nếu uống rượu quá nhiều một cách thường xuyên trong thời gian cho con bú có thể làm tăng nguy cơ bị gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, có thể làm chậm phát triển các kỹ năng vận động tâm lý. Và thậm chí là chậm phát triển nhận thức sau này
Caffeine
- Cà phê, nước ngọt, trà và sô cô la là những nguồn phổ biến của caffeine – các thực phẩm gây mất sữa
- Lưu ý, trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc phân hủy và loại bỏ caffeine. Hậu quả là một lượng lớn caffein theo thời gian có thể tích tụ trong cơ thể của bé. Do vậy, có thể làm trẻ bị khó chịu và khó ngủ
- Theo CDC, các bà mẹ đang cho con bú được khuyến nghị không nên dùng >300 mg caffeine/ ngày. Hàm lượng này ~ với 2 – 3 tách cà phê.
- Ngoài ra, vì nước tăng lực thường chứa thêm vitamin và thảo mộc, ngoài lượng caffeine cao. Chính vì thế, phụ nữ đang cho con bú nên tránh các sản phẩm này trừ khi được bác sĩ chấp thuận cho dùng
Thực phẩm chế biến nhiều
- Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng tăng lên khi cho con bú. Điều vô cùng quan trọng là phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
- Lưu ý thực phẩm chế biến cao thường chứa nhiều calo cùng các loại chất béo không lành mạnh. Ngoài ra chúng chứa nhiều đường bổ sung nhưng lại ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần hạn chế ăn thực phẩm gây mất sữa này càng nhiều càng tốt.
- Nghiên cứu ban đầu cho thấy
+ Chế độ ăn của mẹ khi cho con bú có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của con sau này
+ Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng hương vị mà trẻ sơ sinh tiếp xúc qua sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sở thích ăn uống khi trẻ lớn lên - Ngoài ra, một nghiên cứu trên động đã quan sát thấy rằng
+ Chuột con được sinh ra từ mẹ có chế độ ăn nhiều đồ ăn vặt có khả năng thích thức ăn nhiều chất béo, nhiều đường hơn chế độ ăn lành mạnh - Việc tiếp xúc thường xuyên với thực phẩm béo, đường khi còn nhỏ rất có hại. Vì có thể dẫn đến thói quen ăn uống kém lành mạnh và béo phì khi trẻ lớn lên.
Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm gây mất sữa. Với một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần hướng trẻ đến chế độ ăn khỏe mạnh sau này.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Các thực phẩm gây mất sữahttps://www.healthline.com/nutrition/breastfeeding-foods-to-avoid#5.-Highly-processed-foods
Ngày tham khảo: 15/06/2021
-
Những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng lên sữa mẹhttps://www.munchkin.com/blog/foods-that-affect-milk-supply/
Ngày tham khảo: 15/06/2021