YouMed

Những vấn đề thường gặp của người mẹ sau sinh

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Hầu hết sau khi trải qua quãng thời gian mang thai và sinh con, người mẹ sẽ đối mặt với một loạt những thử thách mới. Nhất là sau khi trẻ được xuất viện về nhà. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn đối phó với vài vấn đề phổ biến.

1. Hồi phục sức khỏe sau khi sinh con

1.1 Vết mổ do sinh con

Trẻ sẽ được đưa ra ngoài thông qua phẫu thuật có một vết cắt ở bụng và tử cung của bạn. Vết mổ ở bụng của bạn sẽ đau hơn khi đã hết tác dụng của thuốc tê. Bạn có thể cần sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh tư thế của trẻ một cách thoải mái nhất có thể khi cho ăn. Ngay cả những cử động nhẹ nhàng cũng có thể gây ảnh hưởng đến bạn. Đặc biệt là đi đứng qua lại hay vệ sinh cá nhân sẽ không dễ chịu trong vài ngày đầu. Để giúp vết mổ nhanh chóng được hồi phục, bạn có thể xem xét một vài cách sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian ở bệnh viện. Bạn có thể cần hạn chế trả lời những cuộc gọi điện thoại và khách đến thăm. Ngoài ra, sự trợ giúp từ những người thân trong ít nhất 2 tuần đầu tiên khi bạn về nhà sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn có thể nghỉ ngơi càng nhiều trong thời gian đó, vết mổ sẽ càng nhanh chóng được hồi phục hơn.
  • Cho đến khi vết mổ ở bụng của bạn lành lại, bạn nên ôm trẻ từ từ. Giữ hai cánh tay sát với cơ thể sẽ làm cơ bụng không bị căng dãn quá mức. Tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn con bạn.
  • Thực hiện những hướng dẫn của Bác sĩ sản khoa về cách chăm sóc vết mổ sau sinh.

sinh mổ

1.2 Vết cắt tầng sinh môn khi sinh thường

Khi tầng sinh môn mở rộng sẽ giúp con bạn được sinh ra dễ dàng qua đường âm đạo. Vết cắt tầng sinh môn sẽ được Bác sĩ khâu lại giống như vết mổ. Nó thường lành trong vòng 7 đến 10 ngày và không gây ra biến chứng nào nghiêm trọng. Vết cắt ở tầng sinh môn có thể bị đau hay sưng to. Điều này có thể được giải quyết bằng cách:

  • Chườm đá lạnh trong miếng vải hay khan ở khu vực vết cắt để giảm sưng và đau.
  • Để vùng vết cắt trong nước ấm trong 20 phút, lặp lại 2 đến 3 lần một ngày sẽ giúp giảm đau nhức. Việc này có thể được thực hiện trong lúc bạn tắm. Lần tắm đầu tiên nên đợi đến ít nhất 24 giờ sau khi trẻ chào đời.
  • Dùng thuốc xịt hoặc miếng gạc có chứa thuốc gây tê đặt ở vết thương.
  • Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Trừ khi được Bác sĩ của bạn chỉ định, bạn không nên dùng các loại thuốc này trong hơn 10 ngày.
  • Quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh có thể khiến bạn đau hơn. Tốt nhất là sau sinh từ 4 đến 6 tuần. Hoặc cho đến khi vết cắt đã lành hoàn toàn và Bác sĩ nói rằng bạn có thể quan hệ tình dục trở lại. 

2. Giải quyết căng thẳng

Sinh con và chăm con là những công việc gây ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể của bạn. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn, thay tã hay chăm sóc 24 giờ một ngày. Việc này sẽ khiến bạn mất ngủ. Cảm thấy mệt mỏi là điều tự nhiên trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên sau sinh. Để kiểm soát sự mệt mỏi và căng thẳng, bạn nên:

  • Đón nhận sự mệt mỏi như một điều tất yếu. Đừng buồn với chính mình về điều đó. Tìm ai đó mà bạn tin tưởng để nói về cảm xúc của bạn. 
  • Thay đổi giờ giấc sinh hoạt của bạn theo những hoạt động của trẻ. Bạn có thể nghỉ ngơi khi trẻ ngủ hoặc nhờ người khác chăm trẻ. Giấc ngủ thực sự quan trọng đối với bạn ngay bây giờ hơn là việc nhà như rửa chén, giặt đồ… Hãy để người khác giúp bạn hơn là cố gắng tự làm mọi thứ.
  • Bạn có thể muốn cho trẻ bú vào ban đêm ở trên giường. Hãy chắc chắn rằng bạn đưa trẻ trở lại nôi của trẻ thay vì để trẻ ngủ trên giường của bạn. Trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) nếu ngủ trên giường người lớn thay vì trong nôi. Thay vào đó, bạn có thể đặt nôi của trẻ gần giường của bạn. Nếu trẻ đang bú bình, hãy nhờ bố cho trẻ ăn vào bạn đêm.

3. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài hơn và gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn nên nhờ ai đó trông chừng trẻ và làm gì đó để thư giãn. Bạn có thể massage, tắm, nghe nhạc hoặc chỉ cần chợp mắt một lát. Dành thời gian để yêu thương bản thân nhiều hơn. Hãy thử massage cho con bạn. Môi trường yên tĩnh không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn có thể giúp bạn thư giãn.

Nếu bạn cảm thấy thất vọng, chán nản, tức giận hoặc không thể tự chăm sóc bản thân hoặc trẻ, hãy nói chuyện với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy hay Bác sĩ. Nếu bạn có ý định muốn tổn thương trẻ, hãy để trẻ vào nơi an toàn. Sau đó, tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và ổn định tinh thần. Nhờ sự hỗ trợ chăm sóc trẻ từ những người thân là cần thiết trong thời điểm này.

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh

4. Dinh dưỡng và tập thể dục

Sau khi mang thai, sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn lấy lại vóc dáng. Tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Đó cũng là cách làm săn chắc cơ thể, ngủ ngon hơn, có nhiều năng lượng hơn. Đặc biệt có thể cải thiện tâm trạng khi bạn cảm thấy suy sụp. Tuy nhiên, nếu ăn kiêng quá nghiêm ngặt có thể làm giảm nguồn sữa của bạn nếu bạn đang cho con bú. Hơn nữa có thể khiến bạn mệt mỏi hơn.

5. Lời khuyên từ những bà mẹ

Bạn có thể đã nhận được rất nhiều lời khuyên trong giai đoạn bạn mang thai. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, một số người sẽ khuyên bạn hãy để trẻ khóc. Trong khi những người khác sẽ nói với bạn rằng bạn phải ôm, hát hay vỗ lưng con. Với tất cả các lựa chọn bạn thử cố gắng giải quyết mỗi ngày, bạn có thể cảm thấy không phù hợp với trẻ dù bạn có làm gì đi nữa. Bạn có thể phải làm việc trở lại nhưng không muốn rời khỏi con của bạn. Hay có thể cảm thấy có lỗi cho dù phải đưa ra lựa chọn nào.

Bạn có thể nói chuyện với các những bà mẹ khác hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ nuôi dạy con cái. Chia sẻ mối quan tâm chung và giải pháp cho các vấn đề với các bà mẹ có thể giúp bạn có những phương pháp hợp lý hơn. Hãy cho bản thân thời gian để làm quen với trẻ sơ sinh. Đừng mong đợi lúc nào mọi chuyện cũng hoàn hảo. Một số trẻ quấy khóc vì đói, một số trẻ bị đau bụng hoặc dị ứng. Hầu hết trẻ sẽ không ngủ suốt đêm trong nhiều tháng. Điều đó có thể là hoàn toàn bình thường.

lời khuyên từ những bà mẹ
Lời khuyên từ những bà mẹ khác

Ngay cả khi bạn làm theo mọi lời khuyên từ sách, Internet, bạn bè và người thân, con bạn vẫn sẽ khóc, không chịu đi ngủ hoặc bị sốt. Sẽ có những lời khuyên không phù hợp với bạn và trẻ. Mỗi đứa trẻ là cá thể khác nhau. Cũng như chính bạn là một người mẹ khác với những người xung quanh. Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của con, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để được tư vấn nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mothers: Common Problems of New Mothers

    https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_npproble_pep.htm

    Ngày tham khảo: 03/02/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người