Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết bằng cách nào?
Nội dung bài viết
Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là hai bệnh lý thường gặp trong thời điểm giao mùa. Do đều có triệu chứng sốt và một số biểu hiện giống nhau khác, nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này. Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết như thế nào? Phòng tránh các bệnh cảnh này ra sao? Hãy cùng Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh đi qua bài dưới đây để hiểu rõ thêm các về các loại sốt thường gặp cũng như các cách phòng tránh để phòng ngừa và điều trị bệnh cho hiệu quả.
Những điểm cơ bản về sốt siêu vi, sốt xuất huyết
Sốt siêu vi là gì? Sốt xuất huyết là gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa của sốt siêu vi và sốt xuất huyết cũng như phân biệt được 2 loại bệnh này:
- Sốt siêu vi: là sốt do virus gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em và người lớn tuổi do khả năng miễn dịch kém. Có nhiều chủng loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi như enterococcus, adenovirus hay rhinovirus,…
- Sốt xuất huyết: Là bệnh được gây ra cụ thể bởi virus Dengue (DENV), được truyền sang người khi bị muỗi mang virus, chủ yếu là muỗi vằn. Đây là một bệnh tự giới hạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng phụ thuộc vào chủng virus, cũng như cơ địa của mỗi người.
Tại sao mọi người thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này?
Mặc dù đây là hai loại bệnh khác nhau, do các tác nhân khác nhau gây nên, nhưng người bệnh rất dễ nhầm do triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu giống nhau. Ví dụ như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất nước, cơ thể suy nhược,… Do đó, cần phải biết cách phân biệt hai bệnh này để được điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết
Việc phân biệt được sốt siêu vi và sốt xuất huyết rất cần thiết cho chẩn đoán và điều trị bệnh, có 5 cách dưới đây được sử dụng để phân biệt hai loại sốt này:
Cách phân biệt | Sốt siêu vi | Sốt xuất huyết |
Nguyên nhân gây bệnh | Nguyên nhân gây sốt siêu vi là virus. Có rất nhiều loại virus gây ra các loại sốt siêu vi khác nhau. | Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là virus Dengue, do muỗi vằn truyền sang người qua vết đốt. |
Đường lây truyền | Virus gây sốt siêu vi thường có thể lây truyền qua:1 2 3
|
Các con đường lây truyền như sau:4
|
Triệu chứng | Người bị nhiễm siêu vi có thể sốt từ 37,2°C đến 39°C tùy vào loại virus tiềm ẩn.
Ngoài ra, tùy vào loại virus mà biểu hiện có thể khác nhau. Ví dụ, với virus cúm mùa, virus SARS-CoV-2, ngoài sốt, bệnh nhân còn có triệu chứng:5 6
|
Các triệu chứng có thể gặp phải khi bị sốt xuất huyết:4
Những người bị nhiễm lần thứ hai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn.4 Các triệu chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng thường xuất hiện sau khi hết sốt:4
Những người có các triệu chứng nghiêm trọng này nên được chăm sóc y tế ngay lập tức. |
Thời gian phát bệnh | Một virus khi xâm nhập vào cơ thể mất từ 16 giờ đến 48 giờ để chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, sẽ xuất hiện tình trạng sốt.
Phần lớn, sốt siêu vi kéo dài 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, ngày bệnh có thể dao động từ 1 đến 10 ngày. |
Sốt xuất huyết thường có triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Bệnh có thể bắt đầu có triệu chứng từ ngày 4 – 10 sau khi nhiễm virus, kéo dài 2 – 7 ngày.4 |
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh | Vì các triệu chứng của sốt siêu vi phổ biến nên việc chẩn đoán rất khó khăn. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết, sốt rét, chikungunya, thương hàn,… như:
|
Tại Việt Nam, hiện nay, các xét nghiệm sốt xuất huyết thường được sử dụng là:
|
Cách phòng ngừa sốt siêu vi và sốt xuất huyết
Một trong những phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu nhất là phòng ngừa bệnh. Do đó, việc cần biết các phương pháp cần thiết để phòng ngừa 2 loại bệnh này thật sự cần thiết. Dưới đây là các cách phòng ngừa sốt siêu vi và sốt xuất huyết này.
Phòng ngừa sốt siêu vi:
- Rửa tay đúng cách: luôn rửa kỹ bằng xà phòng và nước trước khi ăn. Ngoài ra, cần tạo được thói quen rửa tay ngay sau khi về nhà.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Ngăn ngừa muỗi đốt.
- Che mũi và miệng: do virus có khả năng lây lan khi hít phải, đeo khẩu trang là một biện pháp lí tưởng để ngăn ngừa nhiễm virus.
- Ăn thức ăn ấm và tốt cho sức khỏe: tập thói quen ăn đồ ấm nóng để ngăn ngừa sốt siêu vi. Virus không thể tồn tại ở nhiệt độ cao, do đó bất kỳ sự lây truyền nào qua thực phẩm sẽ không xảy ra nếu thực phẩm còn nóng.
- Tiêm phòng đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
Phòng ngừa sốt xuất huyết:
- Mặc quần áo dài tay để che tay, chân đặc biệt vào lúc sáng sớm và đầu giờ tối.
- Sử dụng các thuốc chống côn trùng (nêu ưu tiên sản phẩm chứa thành phần DEET).
- Đóng cửa sổ và cửa ra vào bất cứ khi nào có thể.
- Mắc màn chống muỗi khi đi ngủ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về các cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Việc phân biệt rõ các bệnh lý này sẽ giúp điều trị, phòng ngừa bệnh hợp lý. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, tốt nhất bạn đọc và gia đình hãy liên hệ cơ sở y tế để được tham khám nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Influenza (Seasonal)https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal)
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Coronavirus disease (COVID-19): How is it transmitted?https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19-how-is-it-transmitted
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Herpes simplex virushttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/herpes-simplex-virus
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Dengue and severe denguehttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Flu Symptoms & Diagnosishttps://www.cdc.gov/flu/symptoms/index.html
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Symptoms of COVID-19https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
Ngày tham khảo: 26/03/2023
-
Dengue - Diagnosishttps://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/diagnosis.html
Ngày tham khảo: 26/03/2023