YouMed

Rối loạn cương dương có tự khỏi không? Câu trả lời từ bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Hiện nay, rối loạn cương dương ở nam giới ngày càng phổ biến. Tình trạng này không quá nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý người bệnh bởi sự nhạy cảm của chúng. Rối loạn cương dương có tự khỏi không là mối quan tâm thường gặp ở các quý ông. Hãy cùng giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau đây của ThS.BS Trần Quốc Phong.

Thông tin cơ bản về bệnh rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là tình trạng rối loạn chức năng tình dục của dương vật. Cụ thể chính là hiện tượng dương vật khó có thể cương cứng theo ý muốn. Nếu dương vật cương cứng được thì thời gian duy trì không lâu và độ cứng không đủ mạnh.

Triệu chứng

Nếu bị rối loạn cương dương thì thường xuất hiện các dấu hiệu:

  • Dương vật không hoặc khó cương cứng.
  • Khó duy trì sự cương cứng của dương vật trong quá trình quan hệ tình dục.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Tình trạng “trên bảo dưới không nghe” là nam giới còn ham muốn tình dục nhưng dương vật không cương cứng được.
  • Dương vật cương không đúng lúc, không đúng thời điểm.

Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác:

  • Xuất tinh sớm.
  • Xuất tinh chậm.
  • Không đạt được cực khoái hoặc không có khả năng đạt cực khoái khi kích thích nhiều lần.

Yếu tố tác động đến rối loạn cương dương

Để trả lời câu hỏi rối loạn cương dương có tự khỏi không? Trước hết cần biết được các yếu tố tác động đến tình trạng này. Có nhiều yếu tố nên rối loạn cương dương được phân thành các nhóm khác nhau:

Yếu tố thần kinh – tâm thần: tình trạng stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt, một số bệnh lý như Alzheimer, đột quỵ, Parkinson hay chấn thương sọ não… làm giảm sự ham muốn tình dục. Tổn thương tủy sống có thể ngăn chặn hoặc ức chế quá trình làm cương cứng dương vật.

Yếu tố nội tiết: hormon vỏ thượng thận đặc biệt là testosterone được cho là có liên quan đến rối loạn cương dương.

Yếu tố mạch máu: các bệnh lý đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và tăng huyết áp cũng góp phần gây nên. Đây là các nguyên nhân của rối loạn chức năng nội mô và động mạch ngoại vi. Một số tác giả còn cho rằng, rối loạn cương dương là một dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Yếu tố Nitric Oxide (NO): là chất dẫn truyền thần kinh vận mạch liên quan đến đáp ứng cương dương vật.

Những cách điều trị rối loạn cương dương

Điều trị rối loạn cương dương dựa vào các nguyên nhân tìm ẩn. Một số cách sau đây:

Nhóm thuốc ức chế PDE5

Đây là lựa chọn phổ biến nhất của các y – bác sĩ cho bệnh nhân rối loạn cương dương. Cách sử dụng thuốc này:

  • Cách 1: uống thuốc này trước khi giao hợp 1 giờ. Sau đó chỉ cần có kích thích, ham muốn tình dục thì dương vật sẽ cương cứng khi giao hợp. Đây là cách được dùng phổ biến.
  • Cách 2: dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên để thuận tiện hơn cho người sử dụng, nhà sản xuất đã đưa ra thị trường một dạng viên hoặc dạng phim. Dùng để ngậm dưới lưỡi và chỉ sau khoảng 5 phút đã có tác dụng. Bên cạnh đó không tránh khỏi các tác dụng phụ đi kèm. Thường gặp các triệu chứng của nhóm thuốc này như đau đầu, chóng mặt, sung huyết mũi, nóng mặt.

Dụng cụ bơm hút chân không

Dụng cụ này sẽ tạo một áp lực âm, kéo máu vào dương vật sau đó được giữ lại bằng một vòng thắt ở gốc dương vật. Phương pháp của dụng cụ hút thường thích hợp với người lớn tuổi. Hiệu quả có thể đạt 90% và sự hài lòng có thể thay đổi từ 24 – 94%. Tác dụng phụ đi kèm như phù nề, đau dương vật, chậm xuất tinh.

Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân không muốn dùng thuốc hay thuốc không đáp ứng khi chữa trị. Hoặc không thể sử dụng được thuốc nhóm ức chế men PDE5.

Phẫu thuật để điều trị

Phẫu thuật được sử dụng khi các phương pháp trên không thành công. Có 2 hình thức phẫu thuật để điều trị bệnh lý rối loạn cương dương.

  • Cách thứ nhất: cấy vật hang giả (loại bán cứng hoặc loại có thể bơm làm cương cứng).
  • Cách thứ hai: nối thông động mạch. Cách này áp dụng khi các động mạch cấp máu cho dương vật bị tổn thương.

Rối loạn cương dương có thể tự khỏi không?

Rối loạn cương dương là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nam giới. Đây cũng là bệnh lý nhạy cảm làm quý ông thường tránh né mà chịu đựng. Sư băn khoăn rối loạn cương dương có thể tự khỏi không cứ thế mà xuất hiện. Rối loạn cương dương có thể được gây ra bởi thói quen sinh hoạt:

  • Tâm lý: căng thẳng thần kinh, mệt mỏi có thể tác động và gây khó khăn để đạt được sự cương cứng.
  • Sử dụng chất kích thích: rượu, thuốc lá, cà phê,…
  • Thiếu chất dinh dưỡng.

Chính điều này, bạn có thể cải thiện lối sống lành mạnh, tâm lý thoải mái, nâng cao sức khỏe,… sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, bạn có thể điều trị kết với các phương pháp cổ truyền như sử dụng thảo mộc, châm cứu hay massage…

Xem thêm: Từ lâu hàu biển được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều kẽm giúp hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý. Cùng tìm hiểu 10 giá trị dinh dưỡng đến từ hàu.

Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ?

rối loạn cương dương có tự khỏi không
Nếu các triệu chứng rối loạn cương dương kéo dài hơn 3 tháng bạn cần đến gặp bác sĩ

Nếu bạn phát hiện các triệu chứng của rối loạn dương vật, đặc biệt chúng kéo dài 3 tháng hoặc hơn. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ, để họ có những phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn.

Ngoài ra, bạn nên xây dựng một lối sống khoa học:

  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Vận động thể dục nâng cao sức khỏe: yoga, thiền, đi bộ,…
  • Tạo tâm lý thoải mái, tinh thần sảng khoái.

Trên đây là nội dung về tình trạng rối loạn cương dương, những phương điều trị… Nếu bạn đang mắc phải hay có người thân đang băn khoăn về rối loạn cương dương có tự khỏi không hãy tham khảo để hiểu rõ hơn. Để tránh hậu quả sớm hay tác dụng phụ của các phương pháp, hãy liên hệ các cơ sở y tế uy tín nhận sự hỗ trợ.

“Cậu bé” cương cứng không đúng lúc có phải do thủ dâm nhiều? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Video hợp tác giữa YouMed x ThS.BS Trần Quốc Phong:

Biên tập bởi: ThS.BS Trần Quốc Phong

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What's to know about erectile dysfunction?https://www.medicalnewstoday.com/articles/5702

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

  2. Rối loạn cương dươnghttp://bvydhue.com.vn/c226/t226-499/roi-loan-cuong-duong.html

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người