YouMed

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mẹ nên làm gì?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh rất thường gặp ở phụ nữ. Một số bà mẹ cảm thấy kinh nguyệt ra nhiều. Bạn cũng có thể đau bụng kinh nhiều hơn. Trong khi những người khác không hề gặp bất cứ khó chịu nào khi hành kinh trở lại. Những tháng đầu sau khi sinh, kinh nguyệt có thể không đều. Nhưng có thể trở lại đều đặn hơn theo thời gian. Không có cách nào để dự đoán việc sinh con sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, những phụ nữ cho con bú thường có kinh muộn hơn.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Một trong những lợi ích của thai kỳ là phụ nữ sẽ trải qua ít nhất 9 tháng không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, mang thai và sinh con sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ thể người phụ nữ. Vì thế, sau sinh họ cần có thời gian phục hồi. Trong đó, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một tình trạng phổ biến.

Khoảng vài ngày đầu tiên sau khi sinh, bạn sẽ ra máu giống như chu kỳ kinh nguyệt. Đây gọi là sản dịch. Do tử cung của bạn co lại về kích thước như trước khi mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường.

Theo đó, chảy máu ngay sau khi sinh có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Màu sắc có thể thay đổi từ màu đỏ tươi trong vài ngày đầu. Nhưng dần trở thành màu nâu trước khi ngừng lại hoàn toàn thời điểm 2 tháng sau đó. Chảy máu có thể nhiều hơn vào buổi sáng khi bạn ngủ dậy. Hoặc sau khi cho con bú và sau khi tập thể dục.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mẹ nên làm gì?

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Tuy nhiên, dù do bất kì lí do nào, bạn cũng nên được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, chảy máu âm đạo nhiều không kiểm soát được sau khi sinh (băng huyết sau sinh) là một tình trạng nghiêm trọng. Sau sinh 24 giờ, nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức:

  • Máu thấm nhiều hơn một miếng băng vệ sinh sau 1 đến 2 giờ.
  • Tăng ra máu âm đạo đột ngột hoặc có nhiều cục máu đông lớn.
  • Máu chuyển sang màu đỏ tươi.
  • Chóng mặt, mệt mỏi hoặc khó thở.
  • Hay bất kỳ điều gì khác có vẻ bất thường về tình trạng chảy máu sau sinh của bạn.
Khi nghi ngờ rối loạn kinh nguyệt sau sinh bạn nên đến gặp bác sĩ
Khi nghi ngờ rối loạn kinh nguyệt sau sinh bạn nên đến gặp bác sĩ

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt nặng hay nhẹ. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào nguyên nhân gây nên vấn đề này. Nhưng thông thường, các triệu chứng không gây nguy hiểm. Theo thời gian, kinh nguyệt sẽ từ từ trở lại như bình thường.

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt có thể thay đổi sau khi sinh con, bao gồm:

Bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt

Một số phụ nữ có thể có kinh nguyệt không đều từ trước khi mang thai. Nguyên nhân do mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung. Hoặc bệnh lý tuyến giáp hay tuyến yên.

Vì thế, rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có thể xảy ra nếu những bệnh lý này chưa được kiểm soát. Trường hợp bạn lo lắng về kinh nguyệt không đều sau sinh, tốt nhất là nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Cho con bú

Sau khi sinh, kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại theo nhịp độ của cơ thể. Khi bạn cho con bú sữa công thức thay vì sữa mẹ, kinh nguyệt có xu hướng trở lại sớm hơn. Nếu cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, kỳ kinh đầu tiên của bạn có thể không xuất hiện trong vài tháng. Đôi khi, thời gian có thể kéo dài 1 đến 2 năm.

Với trẻ được bú sữa công thức hoặc chỉ bú sữa mẹ một phần, kinh nguyệt của bạn có thể trở lại khoảng 3 tuần sau khi sinh con. Nguyên nhân là do nồng độ các hormone được tiết ra khi bú mẹ có thể khiến cơ thể trì hoãn quá trình rụng trứng. Hoặc rụng trứng không thường xuyên.

Bú mẹ hoàn toàn có thể trì hoãn thời điểm có kinh nguyệt
Bú mẹ hoàn toàn có thể trì hoãn thời điểm có kinh nguyệt

Dù bà mẹ quyết định cho con bú sữa mẹ hay không, rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh vẫn có thể xảy ra. Bởi vì cơ thể cần thời gian để phục hồi sau quãng thời gian mang thai và sinh nở.

Một số phụ nữ coi việc cho con bú như một phương pháp ngừa thai. Nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy: Khoảng 11,1 đến 39,4 phần trăm phụ nữ đang cho con bú có ít nhất một kỳ kinh trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Vậy nên, sẽ an toàn hơn nếu bạn bắt đầu sử dụng một số biện pháp ngừa thai ngay sau khi sinh con.

Sử dụng các phương pháp tránh thai

Các biện pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể giúp điều chỉnh kinh nguyệt thời kỳ hậu sản. Nhưng nếu sử dụng không đúng theo hướng dẫn, bạn có thể chảy máu âm đạo bất thường. Bạn có thể sử dụng thuốc viên chứa estrogen và progestin. Hoặc chỉ có progestin. Ngoài ra, những phương pháp khác như vòng tránh thai, thuốc tiêm hoặc cấy ghép. 

Một phương pháp kiểm soát sinh sản có thể làm ngừng kinh nguyệt của phụ nữ. Hoặc gây ra kinh nguyệt ít hơn. Bác sĩ có thể đề nghị các lời khuyên điều chỉnh khi bạn có tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Phụ nữ đang cho con bú có thể lo lắng về ảnh hưởng của biện pháp tránh thai đối với em bé và khả năng tiết sữa mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể an toàn sử dụng trong khi cho con bú. Dù vậy, điều cần thiết và quan trọng là bạn nên gặp bác sĩ khi có mong muốn sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Dùng thuốc tránh thai không đúng hướng dẫn có thể gây chảy máu âm đạo bất thường
Dùng thuốc tránh thai không đúng hướng dẫn có thể gây chảy máu âm đạo bất thường

Việc xuất hiện trở lại chu kỳ kinh nguyệt chỉ là một trong những quá trình phục hồi cơ thể sau khi mang thai. Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt có thể bị chậm lại. Bởi vì sự gia tăng hormone liên quan đến việc cho con bú. Nếu có bất cứ điều gì khác thường liên quan đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ thăm khám. Chảy máu âm đạo quá nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng là điều đặc biệt cần quan tâm đối với những người mới làm mẹ. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. First period after having a baby: What to expecthttps://www.medicalnewstoday.com/articles/323293#conclusion

    Ngày tham khảo: 30/04/2021

  2. Periods after pregnancyhttps://www.pregnancybirthbaby.org.au/periods-after-pregnancy

    Ngày tham khảo: 30/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người