YouMed

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Bình thường hay bệnh lý?

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Nhiều phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh cảm thấy lo lắng khi chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên thay đổi. Hầu hết các rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh này là bình thường do sự suy giảm hoạt động của buồng trứng. Tuy nhiên một số bệnh lý nguy hiểm cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là một chu kỳ được phối hợp chặt chẽ giữa các tác động kích thích và ức chế dẫn đến việc giải phóng một tế bào trứng trưởng thành duy nhất. Một loạt các yếu tố góp phần vào việc điều chỉnh quá trình này, bao gồm các hormone và các yếu tố nội tiết và tuyến nội tiết.

Đặc điểm của một chu lỳ kinh nguyệt bình thường:

  • Tần suất 24 đến 38 ngày một lần.
  • Xảy ra với những khoảng thời gian khá đều đặn, số ngày của mỗi chu kỳ chênh nhau ít hơn từ 5-7 ngày
  • Thể tích máu ≥5 mL đến ≤80 mL
  • Thời lượng ≤8 ngàyRối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bình thường hay bệnh lý

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh rất phổ biến và thường không phải là vấn đề đáng ngại. Trước thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone của bạn tăng và giảm theo một mô hình nhất quán trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi hormone trở nên thất thường hơn do buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động. Điều này có thể dẫn kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Các kiểu rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bạn có thể gặp là:

  • Kinh nguyệt không đều: Thay vì có kinh 28 ngày một lần, bạn có thể có kinh ít hơn hoặc thường xuyên hơn.
  • Mất kinh: Một số tháng bạn có thể không có kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối cùng thì bạn đã bước vào giai đoạn mãn kinh.
  • Máu kinh ra nhiều: Bạn có thể bị chảy nhiều máu khi thấm qua miếng đệm lót.
  • Máu kinh ra ít:  Máu kinh có thể ra ít đến mức bạn hầu như không cần dùng đến băng vệ sinh. Đôi khi sự ra máu mờ nhạt đến mức không giống như kinh nguyệt.
  • Thay đổi số ngày hành kinh: Khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể thay đổi. Bạn có thể bị chảy máu chỉ trong một hoặc hai ngày hoặc hơn một tuần.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do bệnh lý

Một số các bệnh lý có thể dẫn đến các rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Bạn có thể phát hiện sớm các bệnh lý này bằng cách đặt lịch khám sức khỏe đều đặn. Một số các bệnh phổ biến có thể kể đến như:

Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u vùng chậu thường gặp nhất ở phụ nữ. 25% phụ nữ trong độ tuổi sinh  sản được chuẩn đoán là mắc bệnh này.U xơ tử cung có thể dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài. Nhiều phụ nữ bị u xơ không có triệu chứng và thường đã quen với những lần hành kinh nặng hơn / kéo dài hơn bình thường. Khi những phụ nữ như vậy bước vào giai đoạn tiền mãn kinh tình trạng chảy máu bất thường có thể trở nên nặng hơn và cần sự trợ giúp từ bác sĩ.

Polyp nội mạc tử cung

Polyp nội mạc tử cung xảy ra khoảng 6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Tỷ lệ polyp nội mạc tử cung tăng dần theo độ tuổi.

Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt là triệu chứng thường xuyên nhất, xảy ra trong khoảng một nửa số trường hợp có triệu chứng. Tiếp theo đó là chảy máu sau khi gắng sức hoặc nâng vật nặng. Các triệu chứng ít xảy ra hơn bao gồm chảy máu nhiều hoặc kéo dài, chảy máu sau mãn kinh, sa cổ tử cung và chảy máu đột ngột trong khi điều trị bằng nội tiết tố.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bình thường hay bệnh lý

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều và dư thừa androgen ở phụ nữ. PCOS có thể được chẩn đoán dễ dàng khi phụ nữ có các đặc điểm như rậm lông, chu kỳ kinh nguyệt không đều và hình thái buồng trứng đa nang trên siêu âm qua ngã âm đạo (TVUS).

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung có thể cấp tính hoặc mãn tính.  Phụ nữ tiền mãn kinh bị viêm nội mạc tử cung mãn tính thường xuất hiện các triệu chứng bao gồm chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, lấm tấm, chảy máu sau kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài nhiều. Đau bụng dưới âm ỉ, chuột rút có thể kèm theo chảy máu.

Ung thư tử cung

Nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung tăng lên theo tuổi (1,5% trường hợp xảy ra từ 20 đến 34 tuổi và 19,0% từ 45 đến 54 tuổi). Chảy máu lẻ tẻ, đốm sau kinh và tiết dịch âm đạo như nước, nhầy hoặc có mủ và có mùi hôi thường được ghi nhận ở những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Cần xét nghiệm tế bào và sinh thiết để chẩn đoán chắc chắc ung thư tử cung.

Xem thêm: 10 thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

Khi nào tôi nên đi gặp bác sĩ?

Các rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hầu hết là bình thường và không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nhưng đôi khi những kiểu chảy máu bất thường này có thể báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Chảy máu nhiều bất thường đối với bạn hoặc bạn ngâm qua một hoặc nhiều miếng đệm hoặc băng vệ sinh trong một giờ
  • Bạn có kinh thường xuyên hơn ba tuần một lần
  • Kỳ kinh của bạn kéo dài hơn bình thường
  • Bạn chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh
  • Bạn đã ngưng hành kinh trong 12 tháng liên tục (mãn kinh) và hiện đang bị ra máu trở lại
  • Rất đau ở vùng bụng, xương chậu khi có kinh

Trên đây là các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường gặp và một số bệnh lý có thể dẫn đến triệu chứng tương tự. Nếu có thắc mắc hay lo ngại về tình trạng của mình, bạn có thể đến bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ với đội ngũ bác sĩ YouMed.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.healthline.com/health/menopause/perimenopause-periods-closer-together#diagnosis
  2. https://www.uptodate.com/contents/differential-diagnosis-of-genital-tract-bleeding-in-women?search=irregular%20menstrual%20perimenopause&source=search_result&selectedTitle=4~150&usage_type=default&display_rank=4

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người