YouMed

Rối loạn mất ngủ (Phần 3)

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

1. TỶ LỆ HIỆN MẮC

Dựa trên những điều tra dân số cho thấy 1/3 người lớn có triệu chứng của rối loạn mất ngủ,  10-15% gây suy giảm chức năng, 6-10% có triệu chứng đạt đủ tiêu chuẩn của rối loạn mất ngủ.  Rối loạn mất ngủ có tỉ lệ hiện mắc cao nhất trong rối loạn giấc ngủ.

Trong chăm sóc ban đầu, xấp xỉ 10-20% bệnh nhân than phiền triệu chứng mất ngủ. Than phiền về mất ngủ gặp ở nữ nhiều hơn nam, với tỉ lệ 1,44:1. Mặc dù mất ngủ có thể là một triệu chứng hoặc là một rối loạn độc lập, mất ngủ thường được gặp nhất ở dạng một tình trạng đi kèm của một rối loạn y khoa hoặc một rối loạn tâm thần. Cho ví dụ,40-50% những người mất ngủ có rối loạn tâm thần đi kèm.

2. YẾU TỐ NGUY CƠ

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra khi chúng ta gặp những sự kiện trong đời sống như bệnh tật, chia ly hoặc ít năng nề hơn nhưng lại dai dẳng mỗi ngày. Hầu hết mọi người khi những sự kiện khó khăn qua đi thì họ có thể trở về giấc ngủ bình thường, tuy nhiên, nhiều người bị tổn thương không thể trở về giấc ngủ bình thường mà sẽ bị mất ngủ dai dẳng dù những sự kiện đó đã được giải quyết.

Những yếu tô nguy cơ gây mất ngủ dai dẳng như thói quen ngủ xấu, thời gian đi ngủ không điều độ và nỗi sợ không ngủ được có thể tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn.

  • Tính khí của một người

Đối với một người lo âu, họ thường suy nghĩ rất nhiều, lo lắng cho những sự kiện sắp xảy ra nên họ thường bị mất ngủ.

  • Yếu tố môi trường

Ồn ào, ánh sáng, nhiệu độ quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến mất ngủ.

  • Gen và yếu tố sinh lý

Nữ giới và người gia thường bị mất ngủ hơn, ngủ không sâu giấc và mất ngủ thường có khuynh hướng gia đình

  • Nguyên nhân khác

Như vệ sinh giấc ngủ kém (ví dụ như sử dụng caffeine quá mức, thời gian biểu đi ngủ không điều độ) (xem bài viết vệ sinh giấc ngủ)

3. MAKER ĐỂ CHẨN ĐOÁN

Đa kí giấc ngủ cho thấy rối loạn sự liên tục của giấc ngủ (ví dụ tăng thời gian tiềm thời và thời gian thức giấc sau khi ngủ và giảm thời gian ngủ hiện quả- phần trăm thời gian ngủ) và có thể cho thấy tăng giai đoạn 1 và giảm giai đoạn 3, 4. Mức độ nghiêm trọng của loạn giấc ngủ không phải lúc nào cũng phù hợp với những biểu hiện lâm sàng hoặc lời than phiền chủ quan của bệnh nhân bởi những người mất ngủ thường tính thời gian ngủ ít hơn và thời gian thức tỉnh nhiều hơn so với đa kí giấc ngủ.

Phân tích biểu đồ chất lượng điện não có thể cho thấy những người mất ngủ có tần số cao hơn so với những người ngủ khoẻ mạnh cả về thời gian khởi đầu giấc ngủ và xung quanh NREM, một bệnh cảnh gợi ý tăng thức tỉnh vỏ não. Những người có rối mat giấc ngủ có thể có xu hướng ngủ ít hơn và điển hình không cho thấy thời gian ngủ ngày tăng ở những cá nhân được đo với những người không bị mất ngủ.

Những đánh giá thí nghiệm chỉ ra bằng chứng cho thấy tăng sự thức tỉnh và gia tăng những hoạt động tổng quát của trục hạ đồi -tuyến yên-tuyến thượng thận ( vd tăng cortiosol máu, tăng giao động nhịp tim, tăng hành vi phản ứng stress, tăng chuyển hoá). Nhìn chung, gia tăng thước tỉnh và sinh lý đóng vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ.

Những người rối loạn mất ngủ có thể biểu hiện mệt mỏi, phờ phạc hoặc trái ngược, tăng tỉnh thức. Tuy nhiên không có những bất thường nào cố định. Có thể gia tăng những triệu chứng cơ thể như (vd đau đầu căng thẳng, cưng cơ, triệu chứng dạ dày ruột).

Rối loạn mất ngủ 1
Nguồn: diphealth.com

4. NHỮNG BỆNH LÝ ĐI KÈM

Mất ngủ thường đi kèm với nhiều bệnh lý y khoa khác như là đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm khớp, đa sơ cơ và những bệnh lý đau mãn tính khác. Mối quan hệ giữa mất ngủ và tình trạng y khoa khác có tính chất 2 chiều: mất ngủ có khả năng làm nặng thêm những bệnh lý khác và những bệnh lý này cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ.

Một người có rối loạn mất ngủ thường đi kèm với những rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Mất ngủ dai dẳng có thể làm nhanh chóng khởi phát những triệu chứng khác của rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, lo âu hay rối loạn sử dụng chất. Những người mất ngủ thường có khuynh hướng lạm dụng thuốc hoặc rượu bia để giải lo âu, giúp dễ ngủ và caffeine hay những chất kích thích khác giúp giảm mệt mỏi. Ngoài việc làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ, loại chất này sử dụng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành rối loạn sử dụng chất.

Rối loạn mất ngủ 2

Nguồn: familydoctor.org

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

AMERICAN PSYCHIATRIC ASSOCIATION (2013) DIAGNOSTIC AND STATISTICAL MANUAL OF MENTAL DISORDERS, trang 286-289.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người