YouMed

Rotavirus có nguy hiểm không?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Hồng Vân Khánh
Chuyên khoa: Gan mật tụy - Ghép gan, Nhi

Rotavirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi. Nếu không có vắc-xin, hầu hết trẻ em sẽ bị tiêu chảy do Rotavirus ít nhất một lần trong 5 năm đầu đời. Đối với trẻ lớn hơn bị Rotavirus, các triệu chứng có xu hướng thường ít rầm rộ hơn. 

1. Rotavirus là gì?

Đây là một loại virus gây tiêu chảy và nôn ở trẻ nhỏ. Trước khi vắc-xin được ra đời, Rotavirus được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra thường xuyên hơn vào những mùa lạnh. Trẻ có thể bị nhiễm Rotavirus tái lại nhiều lần vì virus có nhiều loại khác nhau.

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, hoặc do dùng kháng sinh kéo dài. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần biết chăm sóc đúng cách giúp bé mau khỏi bệnh. Cho nên, những thông tin mà YouMed muốn chia sẻ chính là điều bạn cần – “Tiêu chảy ở trẻ: Nên cho trẻ ăn gì và khi nào cần đi khám bác sĩ

2. Những dấu hiệu của nhiễm Rotavirus   

Triệu chứng chính khi trẻ nhiễm Rotavirus là tiêu phân lỏng nhiều lần, không ra máu. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn. Nếu tiêu chảy quá nhiều và lượng nước mà cơ thể trẻ cần không đủ, khi đó trẻ có nguy cơ mất nước nặng. Diễn tiến thông thường của bệnh kéo dài khoảng 3 đến 7 ngày.   Một số trẻ đôi khi có triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Triệu chứng chính khi trẻ nhiễm Rotavirus là tiêu phân lỏng nhiều lần
Triệu chứng chính khi trẻ nhiễm Rotavirus là tiêu phân lỏng nhiều lần

Thời gian ủ bệnh khi trẻ bắt đầu nhiễm virus là từ 1 đến 3 ngày. Khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn vài ngày trước khi trẻ bắt đầu tiêu chảy. Virus có thể vẫn còn tồn tại hơn một tuần sau khi bị bệnh. Con đường lây lan chính là khi trẻ tiếp xúc với phân của trẻ khác đã bị nhiễm bệnh. Trường hợp này thường xảy ra khi trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ và chạm vào những đồ vật khác. Nếu con bạn chạm vào vật dụng bị nhiễm virus, sau đó tay vào miệng của chính mình hoặc trẻ khác, khi đó trẻ đã có nguy cơ nhiễm Rotavirus. 3. Nhiễm Rotavirus có điều trị được không?

>>>Xem thêm: “Tiêu chảy cấp ở trẻ : Một số vấn đề phụ huynh cần biết

3. Nhiễm Rotavirus có điều trị được không?

Không có bất cứ thuốc nào có thể điều trị cho trẻ khi nhiễm Rotavirus. Nhưng Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng của trẻ. Bệnh do Rotavirus có thể gây nôn và tiêu chảy nghiêm trọng. Từ đó, nó có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Bệnh có thể tự cải thiện trong vài ngày.

Cách tốt nhất để ngăn việc trẻ bị mất nước là uống thật nhiều chất lỏng. Đây là biện pháp hữu ích nhất cho trường hợp trẻ mất nước nhẹ. Khi bị mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện để bù lượng nước đã mất bằng cách truyền dịch tĩnh mạch. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc các bệnh khác có nguy cơ bị mất nước cao nhất. Các triệu chứng mất nước có thể là mắt trũng sâu, sụt cân, đi tiểu ít, khô miệng và cổ họng, cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế, bứt rứt quấy khóc.

>>>Xem thêm: “Tiêu chảy do kháng sinh : Khi nào cần đưa trẻ đi khám ?

4. Làm thế nào để bạn phòng ngừa cho trẻ? 

4.1 Vắc-xin Rotavirus

Bệnh do Rotavirus gây ra có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Bạn có thể theo dõi thời điểm bắt đầu vắc-xin theo lịch tiêm chủng của trẻ. Khoảng 9 trên 10 trẻ được chủng ngừa sẽ được bảo vệ khỏi bị tiêu chảy nặng do Rotavirus. Khoảng 7 trong số 10 trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi bị nhiễm Rotavirus ở mọi mức độ nghiêm trọng. Hai loại vắc-xin Rotavirus hiện được lưu hành để chủng ngừa cho trẻ là:

  • RotaTeq® được tiêm 3 liều ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng.
  • Rotarix® được tiêm 2 liều ở độ tuổi 2 tháng và 4 tháng.

Không giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin Rotavirus được sử dụng bằng cách nhỏ giọt vào miệng của trẻ. Trẻ có thể uống 2 hoặc 3 liều vắc-xin Rotavirus. Tùy thuộc vào nhãn hiệu vắc-xin được sử dụng. Ngoài ra, điều quan trọng là liều vắc-xin đầu tiên phải được bắt đầu trước khi trẻ đủ 15 tuần tuổi. Trẻ cũng cần nhắc lại liều cuối cùng trước 8 tháng tuổi. 

Trẻ em, ngay cả những trẻ từng được chủng ngừa, vẫn có thể bị bệnh do nhiễm Rotavirus. Đó là bởi vì không phải tất cả trẻ đều được bảo vệ hoàn toàn khỏi các bệnh nhiễm trùng trong tương lai. Trẻ em không được uống vắc-xin Rotavirus thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong lần đầu tiên mắc bệnh. Nhưng nếu trẻ được chủng ngừa, trẻ ít có nguy cơ bị bệnh do Rotavirus hoặc nếu nhiễm thì ít có khả năng gây biến chứng nặng.

 4.2 Giữ vệ sinh 

Rửa tay đúng cách và đúng thời điểm rất quan trọng và hữu ích. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc xử lý tã bẩn, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc cho trẻ ăn.  

Đảm bảo bề mặt những đồ vật thường xuyên có người tiếp xúc cần được khử trùng thích hợp. Nhất là tay nắm cửa nhà vệ sinh, mặt bàn ăn … Hơn nữa, thức ăn cần được nấu chín, đồ uống đã đun sôi và bảo quản thực phẩm đúng cách. Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại Rotavirus.

Thông thường, người chăm sóc trẻ sẽ không biết trẻ đã bị nhiễm Rotavirus. Bởi vì tình trạng này không thể phân biệt được với các nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến khác. Vậy nên, theo dõi các dấu hiệu nặng và chăm sóc trẻ trong thời gian bệnh là điều rất cần thiết. Con bạn có thể bị mất nước và cần phải nhập viện. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ thậm chí có thể tử vong. Một trong những cách có thể bảo vệ cho trẻ là chủng ngừa với vắc-xin Rotavirus.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

American Academy of Pediatrics, Rotavirus—Child Care and Schools,

https://patiented.solutions.aap.org/handout.aspx?resultClick=1&gbosid=166513, accessed on 21 February 2020.

Center for disease control and prevention, Rotavirus, https://www.cdc.gov/rotavirus/index.html, accessed on 21 February 2020.

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người