YouMed

Sờ thấy khối u ở vú: Tôi phải làm gì?

bác sĩ lê mai thùy linh
Tác giả: Bác sĩ Lê Mai Thùy Linh
Chuyên khoa: Đa khoa

Có không ít chị em phụ nữ trong quá trình tự khám vú nhận ra mình có một khối ở vú. Khi này, chắc hẳn chị em sẽ rất hoang mang không biết khối ở vú này là gì? Liệu mình có mắc ung thư vú hay không? Nên làm gì để theo dõi và khi nào thì cần khám bác sĩ ngay? Giải đáp cho tất cả những thắc mắc của bạn sẽ có trong bài viết này.

Cấu trúc mô vú phụ nữ

Việc sờ thấy khối ở vú khiến nhiều chị em cảm thấy hoang mang và lo sợ. Xem ngay video để biết nguyên nhân và điều bạn cần làm khi gặp phải vấn đề này nhé!

cũng được cấu thành từ những mô liên kết sợi, mô mỡ, các tế bào thần kinh, mạch máu và hạch bạch huyết. Từ ngoài vào trong, vú gồm các lớp cơ bản là: da, lớp mỡ dưới da, mô tuyến vú và lớp cơ. Mô tuyến vú được hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Hai loại tế bào chính là tế bào tuyến sữa, là những tế bào tạo sữa và tế bào tuyến ống, là nơi dẫn sữa đến núm vú.

Mô vú thay đổi theo thời gian trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, từ khi dậy thì đến lúc mãn kinh. Là một trong cơ quan sinh dục, mô vú cũng nhạy cảm với hormones sinh dục và thay đổi theo chu kì kinh nguyệt. Mô tuyến vú cũng thay đổi để phù hợp chức năng. Ví dụ khi người phụ nữ đang cho con bú, các tế bào tuyến vú sẽ phát triển to hơn. Tùy giai đoạn cũng như chức năng, hình dạng và cảm nhận vú khi sờ sẽ thay đổi.

khối u vú 1
Nguồn ảnh: benhvienducgiang.com

Mỗi thành phần cấu tạo nên vú có thể thay đổi và phản ứng khác nhau với những chất hóa học và nội tiết của cơ thể. Những thay đổi này có thể tác động đến cảm giác và cấu trúc của mô tuyến vú, từ đó tạo thành các khối trong vú.

Xem thêm: Đau vú: Mười nguyên nhân thường gặp

Làm sao tôi biết tôi có khối ở vú?

Cách tốt nhất để biết và cảm nhận được vú đó chính là khám vú đều đặn. Khi khám vú cần chú ý so sánh với bên vú còn lại và với mô vú xung quanh để tìm điểm bất thường.

Mô vú bình thường đôi khi cũng có cảm nhận được như là có một khối đặc hay đau khi ấn, đặc biệt là vào những ngày hành kinh. Thời điểm khám tốt nhất là sau kì kinh 7 ngày. Nếu bạn có bất kì bất thường nào, bạn sẽ nhận ra những thay đổi khi nhìn hay sờ vú.

Dưới đây là những tình trạng bất thường mà bạn có thể cảm nhận thấy:

  • Một khối tròn, chắc và trơn láng trong vú.
  • Một khối lớn dưới da, cảm giác như chứa nước và dễ dàng di động.
  • Một khối cứng có hình dạng bất thường trong vú
  • Đỏ da hoặc co rúm da vú như trái cam
  • Thay đổi hình dạng hay kích thước vú
  • Chảy dịch từ núm vú.

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú mọi chị em phụ nữ cần biết

Khối sờ được là lành tính hay ác tính?

Có những khối u ở vú sờ thấy có bờ, hình dạng rõ ràng và phân biệt với mô xung quanh. Trong khi nhiều khối khác ở vú cảm nhận như mộ vùng mô dày lên hay một vùng không rõ ràng. Người ta thường dựa vào tính chất của khối sờ được để đoán xem khối này lành tính hay ác tính.

Một khối lành tính ở vú thường có bờ tròn rõ ràng, mềm và dễ dàng di động khi bạn đẩy nó. Thông thường, bạn sẽ sờ thấy một khối tương tự ở vú còn lại. Khối này có thể thay đổi theo chu kì kinh nguyệt, lúc to lúc nhỏ.

Trong khi đó, một khối cứng chắc, không có hình bờ rõ ràng và dính vào các mô xung quanh thường gợi ý đến các khối ác tính.

Nguyên nhân có thể là gì?

Nguyên nhân gây ra một hay nhiều khối ở vú bao gồm:

  1. Ung thư vú.
  2. Nang vú.
  3. Bướu sợi tuyến.
  4. Thay đổi sợi bọc tuyến vú.
  5. Tổn thương hay chấn thương vú.
  6. Bướu nhú trong ống dẫn sữa (khối u lành, dạng mụn cóc bên trong ống dẫn sữa).
  7. Khối u mỡ (khối u mềm, lớn chậm, lành tính và thường không gây hại).
  8. Viêm hay nhiễm trùng vú (gây ra do vi khuẩn, thường gặp ở phụ nữ có thai).
  9. Nang sữa.

Hầu hết các khối sờ được ở vú là có nguyên nhân lành tính. Khoảng 20% khối u ở vú sờ được ở vú là ung thư vú.

khối u vú 2

5. Tôi nên gặp bác sĩ khi nào?

Khi sờ thấy bất kì khối nào ở vú, bạn nên đến bác sĩ để được đánh giá. Đặc biệt là những khối sờ được có tính chất như sau:

  • Khối u sờ được cứng chắc hoặc dính cứng vào mô vú và mô da xung quanh.
  • Khối u ở vú tồn kéo dài hơn 4 tuần hay hơn 6 tuần.
  • Bạn nhận thấy vùng da vú that đổi, như đỏ da, co rúm hay đóng vảy cứng hoặc có nhiều nếp nhăn.
  • Chảy dịch núm vú, đặc biệt là chảy máu.
  • Núm vú của bạn bị tụt vào trong
  • Bạn sờ thấy khối cứng to lên đến vùng nách.

Xem thêm: Cần chuẩn bị câu hỏi gì trước khi đi khám bệnh Ung thư vú?

khối u vú 3
Hình dạng vú bị biến dạng, màu sắc da thay đổi, núm vú bị thụt vào trong. Nguồn ảnh: merckmanuals.com

Bác sĩ sẽ thăm khám như thế nào và làm xét nghiệm gì?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tiền căn sức khỏe và các triệu chứng bạn cảm nhận. Họ sẽ khám vú bằng tay để cảm nhận các bất thường và đánh giá các khối ở vú. Bác sĩ cũng sẽ tìm các hạch ở vùng nách và ở vùng cổ.

1. Để quan sát xem khối sờ thấy này là gì, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như:

  • Nhũ ảnh: Là xét nghiệm sử dụng tia X -Quang để dựng hình lại hình ảnh 2D của vú. Xét nghiệm này thường dùng để quan sát các khối trong vú. Nhũ ảnh cũng được dgùn để tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ trên 45 tuổi.
  • Siêu âm vú: Là xét nghiệm hình ảnh học sử dụng một đầu dò phát sóng siêu âm để quan sát bên trong vú. Bác sĩ sẽ biết được khối này là nang hay là mô đặc, cấu trúc kích thước ra sao. Siêu âm được xem là mổ trong những xét nghiệm hữu ích trong tầm soát các bệnh về vú.
  • Cộng hưởng từ vú (MRI vú): Là xét nghiệm dựng lại hình ảnh chi tiết của vú ở nhiều mặt cắt. So với nhũ ảnh, MRI có độ nhạy cao hơn, cho hình ảnh chi tiết hơn và có thể dựng hình ảnh 3D để quan sát từ nhiều góc nhìn.
khối u vú 4
Siêu âm vú. Nguồn ảnh: mointclairbreastcenter

Để chẩn đoán chính xác bản chất của khối này, bác sĩ có thể cần xét nghiệm gọi là sinh thiết. Một chiếc kim nhỏ sẽ chọc xuyên qua da và lớp mỡ đến khối u vú và lấy mẫu mô để xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ cùng bạn quyết định phương pháp điều trị và theo dõi.

2. Hãy chủ động trao đổi với bác sĩ những vấn đề như:

  • Bản chất khối này là gì? Lành tính hay ác tính?
  • Điều trị gì như thế nào? Theo dõi như thế nào?
  • Sau bao lâu cần tái khám và làm các xét nghiệm?

Tỉ lệ ung thư vú chiếm khoảng 20% khi sờ thấy một khối ở vú. Do đó, mọi khối sờ được khối u ở vú đều cần phải được thăm khám. Khám vú định kì mỗi tháng một lần và khi có bất thường về hình dạng, kích thước, khối u hay chảy dịch núm vú; hãy đến khám bác sĩ ngay.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breast Lumpshttps://www.mayoclinic.org/symptoms/breast-lumps/basics/causes/sym-20050619

    Ngày tham khảo: 13/12/2019

  2. Suspicious Breast Lumpshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/suspicious-breast-lumps/symptoms-causes/syc-20352786

    Ngày tham khảo: 13/12/2019

  3. Breast Lumps: Causes and When to Call a Doctorhttps://www.webmd.com/breast-cancer/guide/benign-breast-lumps

    Ngày tham khảo: 13/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người