YouMed

Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Sỏi túi mật là căn bệnh thường gặp ở Việt Nam. Những triệu chứng ban đầu của sỏi chưa rõ ràng nhưng khi sỏi túi mật đã gây ra biến chứng như gây đau, người bệnh sẽ chỉ định phẫu thuật cấp cứu hoặc chương trình cắt túi mật lấy sỏi.

Chế độ ăn uống và túi mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm dưới gan. Nó lưu trữ mật do gan sản xuất và giải phóng mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.

Túi mật là một cơ quan nhạy cảm với chế độ ăn uống. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp giữ cho nó khỏe mạnh. Một số thực phẩm có thể bảo vệ và thúc đẩy túi mật khỏe mạnh. Trong khi những loại khác làm tăng khả năng gặp các vấn đề như viêm hoặc sỏi mật.

Sỏi túi mật nên ăn gì?

Hãy kết hợp các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của bạn:

  • Ớt chuông.
  • Trái cây có múi: cam, chanh,…
  • Râu củ có màu xanh lá đậm.
  • Cà chua.
  • Sữa.
  • Cá mòi.
  • Hải sản có vỏ.
  • Sữa ít béo.
  • Đậu.
  • Quả hạch.
  • Đậu lăng.
  • Đậu hũ.
  • Củ dền.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ trái cây và rau quả là cách tốt nhất để cải thiện và bảo vệ sức khỏe túi mật của bạn. Trái cây và rau quả có đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ, sau này là điều cần thiết cho một túi mật hồi phục và khỏe mạnh.

Một số thực phẩm được liệt kê là có nhiều vitamin C, canxi hoặc vitamin B, cũng tốt cho túi mật của bạn.

Người ta nghĩ rằng ăn nhiều protein từ thực vật cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật. Các loại thực phẩm như đậu, các loại hạt, đậu lăng, đậu phụ là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ.

Sỏi túi mật kiêng ăn gì?

Tránh các thực phẩm sau đây cho chế độ ăn kiêng túi mật lành mạnh:

  • Dầu thực vật.
  • Mỡ động vật.
  • Thực phẩm trắng tinh chế (bánh mì, mì ống,…).
  • Thức ăn giàu chất béo.
  • Thực phẩm chế biến sẵn.

Bạn nên tránh một số loại thực phẩm tác động xấu đến túi mật của bạn. Thực phẩm gây hại nhất là thực phẩm nhiều chất béo và chế biến sẵn. Thực phẩm có dầu mỡ hoặc chiên trong dầu. Như dầu thực vật và dầu đậu phộng khó phân hủy hơn và có thể gây ra các vấn đề về túi mật.

Thực phẩm có chất béo chuyển hóa, như những chất trong các sản phẩm chế biến hoặc nướng thương mại, cũng có thể gây hại cho sức khỏe túi mật.

Tránh các thực phẩm trắng tinh chế, như mì trắng, bánh mì và đường, có thể bảo vệ túi mật của bạn. Bạn cũng nên tránh rượu và thuốc lá.

chế độ dinh dưỡng cho người sỏi mật
Hình 2: Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi mật.

Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật túi mật

Nếu bạn cần phải cắt bỏ túi mật, bạn có thể bị tiêu chảy và phân lỏng trong vài tuần sau phẫu thuật. Điều này do sự giải phóng liên tục của mật vào ruột của bạn.

Để giảm các tác dụng phụ này, tránh những thực phẩm này sau phẫu thuật túi mật:

  • Thực phẩm chứa hơn 3 gram chất béo.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên, hoặc chế biến.
  • Nước sốt kem hoặc nước thịt.
  • Sữa đầy đủ chất béo.

Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ ít chất béo. Bạn nên ăn thực phẩm có ít hơn 3 gram chất béo mỗi khẩu phần. Tăng chất xơ của bạn từ từ và bắt đầu với chất xơ dễ hấp thu, như yến mạch. Bạn cũng có thể ăn các bữa ăn nhỏ hơn một cách thường xuyên hơn.

Điều trị sỏi túi mật

Bệnh sỏi túi mật không nguy hiểm đến tính mạng nếu như được chữa trị kịp thời.

1. Sỏi túi mật trên 1 cm không có triệu chứng

Có thể không cần điều trị. Vì trong thực tế sỏi thường được phát hiện ngẫu nhiên và người mang sỏi đó đã chung sống với sỏi nhiều năm không triệu chứng. Và biến chứng của loại sỏi này thường nhẹ: viêm túi mật.

2. Sỏi nhỏ 2-3 mm

Sỏi nhỏ 2-3 mm nguy hiểm hơn sỏi lớn 1-2cm vì có thể gây biến chứng rất nặng thậm chí tử vong là viêm tuỵ cấp hoại tử. Do vậy, khi bệnh nhân phát hiện có sỏi túi mật nhỏ 2-3 mm nên chủ động khám bệnh viện ngoại khoa yêu cầu phẫu thuật dù sỏi chưa gây triệu chứng gì.

3. Sỏi gây triệu chứng đau, sốt từng đợt

Lúc này nên điều trị bằng phẫu thuật.

phẫu thuật lấy sỏi mật trong túi mật
Hình 1: Phẫu thuật túi mật là hình thức điều trị được khuyến nghị.

4. Các phương pháp điều trị sỏi

Sỏi túi mật có thể chữa khỏi được bằng cách phẫu thuật cắt bỏ túi mật và lấy sỏi mật. Phương Việc này thường được thực hiện với phương pháp phẫu thuật nội soi: tạo vài đường mổ nhỏ để bác sĩ có thể đưa dụng cụ vào trong ổ bụng nhằm cắt bỏ túi mật. Với phương pháp này, việc hồi phục sức khỏe khá nhanh và bệnh nhân có thể về nhà sau phẫu thuật một ngày.

Trong một số trường hợp bác sĩ cho dùng thuốc làm tan sỏi túi mật nếu việc phẫu thuật quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài. Đôi khi bệnh có thể tái phát khi ngưng sử dụng thuốc.

Sỏi túi mật là một bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc sỏi túi mật bằng cách giảm cân, ăn ít chất béo. Ăn nhiều rau xanh và trái cây để giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nếu như sỏi túi mật gây đau và có chỉ định phẫu thuật. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay đa số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là một phương pháp điều trị ngoại khoa an toàn và ít đau đớn. hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để biết thêm thông tin về bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Gallbladder Diethttps://www.healthline.com/health/gallbladder-diet

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

  2. Gallstoneshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/symptoms-causes/syc-20354214

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

  3. Gallstoneshttps://medlineplus.gov/ency/article/000273.htm

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người