YouMed

Sốt phát ban có lây không? Câu trả lời của bác sĩ

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn. Mức độ ảnh hưởng của bệnh có thể từ nhẹ đến gây tử vong. Vậy bệnh sốt phát ban có lây không? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Một số thông tin cơ bản về sốt phát ban

Sốt phát ban là khi bệnh nhân bị sốt và kèm theo triệu chứng phát ban. Chẩn đoán phân biệt đối với bệnh nhân sốt có phát ban rất rộng. Sốt phát ban có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng và có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.1 Mức độ nghiêm trọng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

Nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt đi kèm phát ban
Nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt đi kèm phát ban

Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm virus, vi khuẩn, xoắn khuẩn, rickettsia, thuốc và các bệnh thấp khớp. Phát ban phát triển trong khi vẫn còn sốt có thể do nhiều bệnh gây ra. Một số bệnh liên quan đến cả phát ban và sốt bao gồm:1 2

Sốt phát ban có lây không?

Câu trả vừa có thể là “Có”, vừa có thể là “Không”. Bởi sốt phát ban cũng được chia thành phát ban da truyền nhiễm và không lây nhiễm, tùy thuộc vào nguyên nhân và loại hình thái biểu hiện của phát ban.

Nếu có nguyên nhân xuất phát từ nhiễm virus hay vi khuẩn thì sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm.3 Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Các nguyên nhân lây nhiễm phổ biến nhất là sởi, thủy đậu, rickettsia, viêm não mô cầu, sốt xuất huyết,…4

Sốt phát ban lây qua đường nào?

Đối với một số bệnh sốt phát ban có thể lây truyền như thủy đậu, sởi, rubella,… bệnh thường lây qua các đường sau:5 6

  • Lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với virus, chẳng hạn chạm vào vết ban hoặc chất lỏng từ vết ban, chạm vào nước bọt của người bị thủy đậu. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng cũng có thể khiến bạn bị bệnh.
  • Nó cũng có thể lây sang bạn qua không khí nếu bạn ở gần người bệnh.
  • Một số bệnh như thủy đậu, rubella,… khi mẹ bầu nhiễm bệnh thì cũng có thể lây truyền sang thai nhi trước sinh hoặc trong khi sinh con.
  • Lây sang người qua vết cắn của sinh vật bị nhiễm bệnh.
Bệnh do virus thường lây qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp
Bệnh do virus thường lây qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp

Cách phòng chống lây nhiễm sốt phát ban

Về phía người bệnh

Khi bị bệnh, ho hay hắt hơi có thể khiến các bệnh do virus/vi khuẩn gây ra dễ lây lan. Một vài điều cần lưu ý thực hiện mà người bệnh có thể làm để giảm nguy cơ lây lan hoặc nhiễm bệnh cho người xung quanh:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm. Có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu không có xà phòng và nước.
  • Khi ho, hắt hơi nến sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng. Điều này nhằm tránh virus lây qua đường giọt bắn.
  • Vứt khăn giấy đã sử dụng khi ho và hắt hơi vào thùng rác.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, khăn tắm, quần áo,…
  • Có thể cân nhắc cho trẻ nghỉ học hoặc nghỉ đi nhà trẻ khi bé cảm thấy không khỏe. Điều này trong một số trường hợp sẽ giúp hạn chế sự lây lan nếu nếu trẻ mắc bệnh sốt phát ban có khả năng lây nhiễm.

Về phía người khỏe mạnh

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban bằng cách tránh các khu vực quá đông đúc.
  • Không dùng chung quần áo, giường, khăn trải giường hoặc khăn tắm của người bị nhiễm bệnh sốt phát ban.
  • Đảm bảo nhà ở phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng tự nhiên.
  • Thường xuyên tắm rửa, giữ gìn sạch sẽ thân thể, quần áo, chăn màn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban do trung gian truyền bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với sinh vật dễ mang mầm bệnh như: bọ chét, chấy rận, muỗi,…
  • Hạn chế các loài ký sinh trên vật nuôi trong nhà. Sử dụng các sản phẩm kiểm soát bọ chét, chấy rận, mò mạt đã được bác sĩ thú y chấp thuận cho chó và mèo như vòng cổ, thuốc uống hoặc thuốc bôi.

Để các loài gặm nhấm và động vật tránh xa nhà, nơi làm việc và các khu vực giải trí của bạn:

  • Bảo quản thực phẩm, bao gồm cả thức ăn cho vật nuôi, trong hộp đậy kín.
  • Dọn dẹp bụi rậm, đống đá, rác và củi bừa bộn bên ngoài nhà của bạn.
  • Bịt kín các lỗ hổng trong nhà nơi loài gặm nhấm có thể xâm nhập.

Bảo vệ khỏi bị côn trùng cắn:

  • Luôn đeo găng tay nếu bạn đang xử lý động vật bị bệnh hoặc chết.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng đã đăng ký với EPA.
  • Khi đi du lịch đến những khu vực thường có bệnh sốt phát ban bụi rậm, hãy tránh những khu vực có nhiều thảm thực vật và bụi rậm.
  • Cho trẻ mặc quần áo che kín tay và chân, hoặc che cũi, xe đẩy và địu em bé bằng lưới chống muỗi.
  • Người lớn nên xịt thuốc chống côn trùng lên tay rồi thoa cho trẻ.
Tránh bị côn trùng cắn, đốt là cách phòng ngừa bệnh sốt phát ban hữu hiệu
Tránh bị côn trùng cắn, đốt là cách phòng ngừa bệnh sốt phát ban hữu hiệu

Qua bài viết trên, hy vọng thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “sốt phát ban có lây không?” đã được giải đáp. Hãy lưu ý các đường lây lan của sốt phát để giữ an toàn và hạn chế nhiễm bệnh. Đồng thời, hãy thực hiện các cách phòng tránh để ngăn ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Febrile Illness with Skin Rasheshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4607768/

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

  2. Evaluating the Febrile Patient with a Rashhttps://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2000/0815/p804.html

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

  3. APPROACH TO A THE CHILD WITH A FEVER AND RASHhttps://learn.pediatrics.ubc.ca/body-systems/general-pediatrics/approach-to-a-the-child-with-a-fever-and-rash/

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

  4. Clinical Features and Etiology of Adult Patients with Fever and Rashhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3505772/

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

  5. Facts about chickenpoxhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2722564/

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

  6. Typhus Fevershttps://www.cdc.gov/typhus/healthcare-providers/index.html

    Ngày tham khảo: 19/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người