YouMed

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương sau mổ

dược sĩ nguyễn hoàng bảo duy
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Chuyên khoa: Dược

Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp. Tình trạng này làm tăng chi phí, kéo dài thời gian điều trị và bệnh tật cho bệnh nhân. Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho nền y tế cộng đồng và điều trị trên toàn cầu. Vậy cần làm gì khi bị nhiễm trùng? Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương nào được sử dụng? Tìm hiểu vấn đề này với Youmed nhé!

1. Chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ

thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Nhiễm trùng vết thương sau mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cao hơn những nước đã phát triển khác. Nhiễm trùng thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương.

Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nông, sâu và cơ quan.

1.1.  Nhiễm khuẩn vết mổ nông

Cần phải thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:

– Nhiễm khuẩn phải xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi phẫu thuật.

– Chỉ xuất hiện xung quang vùng da hay vùng dưới da tại vị trí mổ.

– Có ít nhất một trong những triệu chứng sau:

  • Có chảy mủ từ chỗ vết mổ nông.
  • Phân lập được tên vi khuẩn từ việc cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn từ vết mổ.
  • bệnh nhân có một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: sưng, nóng, đỏ, đau và cần mở bung vết mổ, trừ khi nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ vết mổ cho kết quả âm tính.
  • Bác sĩ điều trị lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ nông.

1.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu

Phải thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:

– Có nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi phẫu thuật hay 1 năm đối với bệnh nhân đặt implant.

– Xảy ra ở vị trí mô mềm sâu của đường mổ. thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

– Có ít nhất một trong những triệu chứng sau:

  • Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang tại vị trí phẫu thuật.
  • Vết thương bị hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi bệnh nhân có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt cao trên 38 độ, sưng, nóng, đỏ, đau trừ khi nuôi cấy vi khuẩn lấy từ vết mổ âm tính.
  • Áp xe hay có bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua việc thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.
  • Bác sĩ điều trị chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ sâu.

1.3. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật

Phải thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:

– Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi phẫu thuật hay 1 năm đối với bệnh nhân đặt implant.

– Xảy ra ở bất kỳ vị trí nội tạng nào, loại trừ da, cân, cơ đã được xử lý trong phẫu thuật

– Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng
  • Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.
  • Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm khuẩn qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh
  • Bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật.

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương nên được sử dụng để dự phòng trước, trong và sau phẫu thuật.

2. Các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm trùng vết mổ

2.1. Biện pháp chung

  • Tắm khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật
  • Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định
  • Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch rửa tay chứa cồn
  • Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng
  • Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật
  • Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong phẫu thuật
  • Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn tại khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải phẫu thuật, nước phải vô khuẩn để rửa tay ngoại khoa và đảm bảo việc thông khí sạch trong buồng phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

2.2. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật

  • Xét nghiệm nồng độ đường máu trước mọi phẫu thuật.
  • Phát hiện và lập tức điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí muốn phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật đã có chuẩn bị.
  • Người bệnh mổ phiên phải được tắm bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc dung dịch kháng khuẩn có chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật.
  • Không loại bỏ lông tóc trước phẫu thuật trừ người bệnh cần phẫu thuật sọ não hoặc người bệnh có lông, tóc tại vị trí rạch da. Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông, không được sử dụng dao cạo.

2.3. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương được chỉ định và chọn lọc sử dụng dựa vào hiệu quả kháng lại những vi khuẩn thường gặp. Nhất là gây nhiễm trùng vết mổ theo từng phẫu thuật đặc biệt và dựa vào những khuyến cáo đã ban hành. Cần sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sau khi xem xét là loại phẫu thuật sạch hay sạch – nhiễm. Nếu dùng kháng sinh dự phòng thì không được sử dụng chúng kéo dài sau phẫu thuật, còn nếu dùng với mục đích điều trị nhiễm khuẩn thì cần tiếp tục.

Kháng sinh dự phòng cần được cho trước lúc rạch da tức là trước khi vi khuẩn được đưa vào nơi mổ. Định thời gian liều khởi đầu điều trị của kháng sinh dự phòng phải thỏa mãn nồng độ diệt khuẩn của thuốc phải được đạt tới ngay khi đường rạch được tiến hành. Để chắc chắn đủ nồng độ kháng sinh tại mô, khoảng thời gian thực hiện hiệu quả nhất là trong vòng 30 phút trước lần rạch đầu tiên. thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Như vậy, kháng sinh dự phòng phải được nhóm gây mê cho trong thời gian chờ các phẫu thuật viên và chuẩn bị vùng da phẫu thuật. Tuy nhiên, kháng sinh này có thể sẽ phải  được điều chỉnh lại theo tình hình vi sinh thực tế tại nước ta. Không khuyến cáo sử dụng thuốc Vancomycin làm kháng sinh dự phòng.

3. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

  • Băng vết thương mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục trong 24 – 48 giờ sau mổ. Chỉ thay băng khi băng đã thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở ra kiểm tra vết mổ.
  • Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh cách theo dõi phát hiện và thông báo ngay cho nhân viên y tế khi vết mổ có các dấu hiệu/triệu chứng bất thường.
  • Cần phải rút dẫn lưu sớm nhất có thể.
  • Theo dõi vết mổ.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, cần sử dụng kháng sinh đúng chỉ định. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương khi cần thiết, không nên sử dụng tràn lan. Ngăn ngừa hiện tượng kháng kháng sinh đang là vấn đề cấp bách cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Nếu có vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, bạn nên liên hệ với bác sĩ để giải quyết sớm nhất!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayo.edu/research/clinical-trials/cls-20169955
  2. https://www.mayo.edu/research/clinical-trials/cls-20169955

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người