YouMed

Sự thật về tác dụng của đậu nành đối với nam giới

bác sĩ nguyền hồ thanh an
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hồ Thanh An
Chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Nội tổng quát

Đậu nành từ lâu đã được công nhận là nguồn protein chất lượng cao và chất béo có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong vòng 25 năm qua, chúng đã được nghiên cứu rất nghiêm ngặt về vai trò trong phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, cũng như một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn gây nên rất nhiều. Chính vì vậy, bài viết này sẽ nhằm làm sáng tỏ câu hỏi: “Đậu nành: nên hay không nên?”.

1. Đậu nành là gì?

Đậu nành là một cây họ đậu phổ biến có nguồn gốc châu Á. Chúng rất tốt đối với sức khỏe và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cả nữ giới lẫn nam giới.

Những người theo chế độ ăn chay thường sử dụng đậu nành để thay thế các loại thịt động vật bằng cách ăn chúng, uống chúng (dưới dạng sữa đậu nành hay các loại thực phẩm bổ sung).

Tuy vậy, vẫn còn có một số tranh cãi xung quanh lợi ích và rủi ro của việc sử dụng đậu nành như gia tăng khả năng ung thư vú, giảm khả năng sinh sản ở nam giới…

2. Lợi ích chung cho sức khỏe từ đậu nành

Cung cấp nguồn đạm chất lượng

Có thể khó cung cấp đủ đạm cho cơ thể nếu bạn ăn chay. Đậu nành sẽ là một lựa chọn thay thế tốt. Không giống như hầu hết protein thực vật, đậu nành có tất cả chín axit amin thiết yếu mà bạn cần cho cơ bắp và xương khớp khỏe mạnh.

Có lợi cho hệ tim mạch

Hầu hết các chất béo trong đậu nành là không bão hòa, bao gồm cả omega-6 và omega-3. Chúng là một phần của chế độ ăn uống khỏe mạnh cân bằng, tốt cho tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Điều hòa huyết áp

Chế độ ăn uống có đậu nành có thể giúp giảm huyết áp tâm thu từ 2 đến 5 điểm và làm giảm tỷ lệ đột quỵ của bạn tới 14%.

Không có cholesterol

Giống như tất cả các loại rau và ngũ cốc, đậu nành tự nhiên không có cholesterol. Việc thêm các thực phẩm nguồn gốc từ đậu nành vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu.

Giàu chất xơ

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu nành có thể giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn, giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn và ít tốn sức hơn.

Nguồn cung cấp khoáng chất (kali và sắt)

Một cốc đậu nành có chứa lượng kali gấp đôi một quả chuối cỡ trung bình, và bằng một phần ba nhu cầu của cơ thể bạn cần cho cả ngày hoạt động (để tim đập, để hệ thần kinh làm việc…).

Giúp xương khỏe mạnh hơn

Đối với người ăn chay nguồn đạm từ đậu nành là một lựa chọn thay thế tuyệt vời
Đối với người ăn chay nguồn đạm từ đậu nành là một lựa chọn thay thế tuyệt vời.

3. Lợi ích của đậu nành với sức khỏe của nam giới

Giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở nam giới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt lại thay đổi đáng kể. Ở châu Á, nơi mọi người ăn nhiều đậu nành, đàn ông có vẻ thường ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn.

Để giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng chất isoflavone có trong đậu nành có vai trò trong việc làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u ở tuyến tiền liệt.

Ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh dục nam

Cũng bởi vì nguồn isoflavone phong phú có trong đậu nành, nó đã làm nảy sinh các cuộc thảo luận khá sôi nổi trong nhiều năm.

Một trong những điều hơi mỉa mai là mặc dù mang lại khá nhiều lợi ích về sức khỏe. Sự hiện diện của chất này làm người ta lo ngại rằng đậu nành có thể gây ra tác dụng không mong muốn ở nam giới. Tuy nhiên, lo ngại này chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trên động vật.

Để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên, ba nghiên cứu lâm sàng trên con người đã được thực hiện vào khoảng thời gian sau đó. Cả ba kết quả đều cho thấy một điều hoàn toàn ngược lại. Đó là isoflavone trong đậu nành không ảnh hưởng đến nồng độ hoặc chất lượng tinh trùng. Một số chuyên gia còn tin rằng chúng có thể tác động tích cực đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Đậu nành là một loại thực phẩm phổ biến đối với người châu Á. Nó có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe con người. Ngoài ra, chất isoflavone có trong đậu nành không còn được cho là có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Bên cạnh đó, việc bổ sung isoflavone hàng ngày trong sáu tháng còn được tin rằng có các tác động tích cực.

Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết bạn nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Soy and Health Update: Evaluationhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5188409/

    Ngày tham khảo: 11/06/2020

  2. Health benefits of soyhttps://www.webmd.com/diet/ss/slideshow-soy-health-benefits

    Ngày tham khảo: 11/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người