YouMed

Suy giáp dưới lâm sàng và những điều cần biết

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Suy giáp là một rối loạn nội tiết có thể mang lại nhiều biến chứng. Nhưng ít ai biết rằng suy giáp dưới lâm sàng là một tín hiệu báo hiệu cho suy giáp. Đây là có thể là khởi đầu cho bệnh một cách hiệu quả. Vì thế nhận biết suy giáp dưới lâm sàng sẽ giúp bạn đọc ngăn chặn tiến triển bệnh. Hãy cùng Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Suy giáp dưới lâm sàng là gì?

Rối loạn này còn gọi là suy giáp cận lâm sàng. Đây là hiện tượng suy giáp sớm, với biểu hiện nhẹ. Dạng suy giáp này thể hiện sự rối loạn tại tuyến yên – một cơ quan kích thích tuyến giáp. Theo nghiên cứu, 3-8% dân số thế giới mắc suy giáp cận lâm sàng hằng năm có nguy cơ cao bị suy giáp. Mặt khác, có đến 26,8% người bệnh suy giáp cận lâm sàng tiến triển thành suy giáp trong khoảng 6 năm kể từ khi được chẩn đoán.

Nguyên nhân gây suy giáp dưới lâm sàng

Bạn có biết tuyến yên nằm ở não bộ sẽ sản xuất một hormon kích thích tuyến giáp. Đó chính là TSH. Từ đây, TSH kích hoạt tuyến giáp sản sinh các hormon tại tuyến như T3, T4.

Đối với suy giáp cận lâm sàng, TSH được sản sinh nhưng không kích thích tạo 2 hormon trên. Do đó, TSH thường tăng cao nhưng T3,T4 vẫn bình thường.

TSH thường tăng cao nhưng T3,T4 vẫn bình thường. 
TSH thường tăng cao nhưng T3,T4 vẫn bình thường là dấu hiệu của suy giáp cận lâm sàn

Những nguyên nhân rối loạn này và suy giáp khá tương tự nhau. Bao gồm:

Vùng tuyến giáp bị tổn thương

Cắt bỏ một phần hay hoàn toàn tuyến giáp có thể gây suy giáp dưới lâm sàng. Có thể do bệnh nhân bị chấn thương vùng tuyến giáp hay những bệnh lý ác tính. Nhưng khi cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh sẽ bị suy giảm lượng hormon cần thiết.

Điều trị với iod phóng xạ

Đây là phương pháp chữa trị thường gặp ở bệnh ở đầu mặt cổ. Những tia xạ sẽ ức chế sự sinh sản của những tế bào ác tính như ung thư. Mặt khác, chúng cũng tiêu diệt những mô giáp lành tính. Điều này tăng nguy cơ mắc rối loạn này

Tiền sử gia đình

Gia đình có người thân mắc bệnh tuyến giáp tự miễn. Chẳng hạn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là tình trạng viêm nhiễm gây giảm lượng hormon giáp đáng kể. Khi có người thân hay chính bạn có bệnh lý này, cần phòng ngừa bệnh suy giáp dưới lâm sàng.

Đối tượng nguy cơ

Nếu nằm trong những nguy cơ này, bạn cần lưu tâm nhiều hơn đến cơ quan tuyến giáp bé nhỏ của mình. Vì nó có thể dễ dàng bị tổn thương do bất kỳ rối loạn nào. Sau đây là những nhóm đối tượng suy giáp dưới lâm sàng cần chú ý:

Nữ giới

Viện nghiên cứu Nội tiết và chuyển hóa thế giới đã cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc loại rối loạn này cao hơn đàn ông. Nhiều bằng chứng cho thấy nội tiết tố nữ estrogen là một phần thiết yếu tác động lên tuyến giáp. Đặc biệt phụ nữ tuổi mãn kinh có nhiều thay đổi sinh lý. Đây là nguyên nhân mà nữ giới dễ bị tấn công hơn.

Tuổi tác

Nhiều bằng chứng cho thấy khi tuổi càng cao, lượng TSH có chiều hướng tăng lên. Vì thế suy giáp dưới lâm sàng ở người lớn tuổi trở nên phổ biến hơn.

Rối loạn này ở người lớn tuổi trở nên phổ biến hơn.
Rối loạn này ở người lớn tuổi trở nên phổ biến hơn

Thiếu iod

Iod là chất thiết yếu cho sự sống còn của tuyến giáp. Ở những khu vực thiếu iod, người dân thường bị rối loạn này. Nên biết rằng: iod là một vi chất cần được đáp ứng ở mức độ chuẩn mực.

Triệu chứng bệnh suy giáp dưới lâm sàng

Như tên gọi, rối loạn này sẽ không có triệu chứng trong hầu hết các trường hợp. Bởi TSH chỉ tăng nhẹ. Thế nhưng, bệnh vẫn có những triệu chứng phổ quát và dễ nhầm lẫn như:

  • Phiền não, mệt mỏi kéo dài (trung bình hơn 1 tháng) mà không có lý do.
  • Táo bón.
  • Cân nặng tăng đáng kể, dù ăn uống không ngon miệng.
  • Cảm giác lạnh thường xuyên.
  • Vùng tuyến giáp có thể phình to.

Hơn hết, các bạn cần lưu ý rằng: những dấu hiệu này là không đặc hiệu. Ngay cả những người bình thường vẫn có thể mắc những triệu chứng. Vì thế bạn cần sự tư vấn của bác sĩ sớm để tránh nhầm lẫn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán suy giáp dưới lâm sàng

Rối loạn này không dễ nhận biết chỉ bằng dấu hiệu lâm sàng. Đa số các trường hợp rối loạn này chỉ được xác định bằng xét nghiệm máu. Đồng thời xét nghiệm này cần thực hiện lại sau vài tháng để đảm bảo chắc chắn.

TSH bình thường trong khoảng tham chiếu là 4,5 mIU/L đến 5,0 mIU/L. Những bệnh nhân có TSH cao hơn bình thường và nồng độ hormon giáp trong giới hạn, là suy giáp dưới lâm sàng.

TSH sẽ có thể dao động vì nhiều lý do khách quan. Vì thế bạn cần lặp lại xét nghiệm để xem ngưỡng thực sự của TSH.

Điều trị bệnh

Điều trị rối loạn này vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng đối với người bệnh có TSH cao hơn 10 mIU/L cần được điều trị ngay. Bởi lẽ TSH cao như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng trạng cơ thể. Phương pháp chữa trị suy giáp dưới lâm sàng sẽ  tương tự như chữa trị suy giáp.

Bằng chứng năm 2009 những nghiên cứu về rối loạn này cũng đã chỉ rõ một điều. Đó là: việc điều trị không thật sự mang lại hiệu quả đối với những bệnh nhân có TSH từ 5,1 mIU/L đến 10 mIU/L.

Việc chữa trị sẽ cần kết hợp nhiều những yếu tố sau:

  • Mức TSH.
  • Kháng thể tuyến giáp lưu hành trong máu
  • Bướu cổ chèn ép các cơ quan khác.
  • Suy giáp dưới lâm sàng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bướu cổ chèn ép các cơ quan khác.
Bướu cổ chèn ép các cơ quan khác là dấu hiệu cần điều trị ngay

Biến chứng của suy giáp dưới lâm sàng

Các vấn đề về tim mạch

Nếu TSH tăng cao và không được điều trị sẽ gây những hệ quả lên tim. Hai hệ quả nghiêm trọng của rối loạn này có thể kể đến là tăng huyết áp và cholesterol trong máu cao. Năm 2005, nhiều nhà khoa học đã thấy rằng TSH trong máu cao hơn 7 mIU/L sẽ có nguy cơ suy tim sung huyết. Nguy cơ này cao gấp hai lần người bình thường.

Sảy thai

Ở phụ nữ mang thai, TSH hơn 2,5 mIU/L trong tam cá nguyệt thứ nhất là bất thường. Đồng thời, TSH hơn 3 mIU/L trong tam cá nguyệt thứ hai được xem là tăng cao.

Từ sau năm 2014, các bác sĩ đã thấy những thai phụ mắc rối loạn này và có kháng thể peroxidase kháng giáp (TPO) sẽ có nguy cơ sảy thai cao.

Quả đúng như vậy, suy giáp dưới lâm sàng là một rối loạn không nên chủ quan. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi. Ở những đối tượng nguy cơ cao, rối loạn dễ tiến triển thành bệnh. Người bệnh nên chú ý những nguy cơ và giá TSH để có thể thực hiện phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Subclinical hypothyroidismhttps://www.healthline.com/health/subclinical-hypothyroidism#:~:text=Subclinical%20hypothyroidism%20is%20an%20early,a%20little%20bit%20above%20normal

    Ngày tham khảo: 17/06/2021

  2. Subclinical hypothyroidismhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2664572/

    Ngày tham khảo: 17/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người