YouMed

Suy tuyến thượng thận: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của mỗi quả thận và thường sản xuất ba loại hormone: glucocorticoids, mineralocorticoids và androgen. Suy thượng thận xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất không đủ các hormone trên. Thường khá khó khăn để phát hiện sớm bệnh lý này. Tuy nhiên việc điều trị thường thành công. Với phương pháp điều trị thích hợp và các biện pháp phòng ngừa, những người bị suy tuyến thượng thận có thể có một cuộc sống ổn định và khỏe mạnh. Bài viết này của ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về bệnh lý này. 

Các loại hormone của tuyến thượng thận

1. Glucocorticoid

Cortiosol là glucocorticoid chính được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Cortisol có nhiều chức năng quan trọng bao gồm:

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Tăng mỡ trong cơ thể.
  • Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Giúp cơ thể đáp ứng lại với stress.

2. Mineralocorticoids

Aldosterone giúp điều chỉnh nồng độ natri và kali của cơ thể, lượng máu và huyết áp.

3. Androgens

Ở phụ nữ, androgen thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm giới tính. Ví dụ như lông nách và lông mu. Ở nam giới, hầu hết androgen (ví dụ testosterone) được sản xuất trong tinh hoàn. Còn androgen sản xuất do tuyến thượng thận không có chức năng quan trọng trong điều hòa sinh sản.

Vị trí của suy tuyến thượng thận trong cơ thể
Vị trí của suy tuyến thượng thận trong cơ thể

Xem thêm: Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Suy thượng thận nguyên phát

Suy thượng thận nguyên phát hay còn được gọi là bệnh Addison. Bệnh xảy ra khi tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ lượng hormone mà ACTH vẫn đủ (một loại hormone do tuyến yên tiết ra để điều hòa tuyến thượng thận). Đây là một căn bệnh hiếm gặp, trong khoảng 1 triệu người thì có khoảng 35 – 120 người mắc bệnh.

Hầu hết, bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi, suy nhược toàn thân, chán ăn, sụt cân. Những triệu chứng suy thượng thận phổ biến khác bao gồm:

  • Sậm da, đặc biệt ở mặt, cổ và mu bàn tay.
  • Triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn và nôn.
  • Huyết áp thấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Đau nhức cơ, khớp.
  • Thèm muối.
  • Ở phụ nữ, giảm lông nách, lông mu và giảm ham muốn tình dục.

Suy thượng thận thứ phát

Suy thượng thận thứ phát do giảm sản xuất ACTH, dẫn đến tuyến thượng thận giảm sản xuất các hormone.

Nguyên nhân của suy giảm tuyến thượng thận thứ phát thường gặp

  • Dùng corticoid ngoại sinh kéo dài (ví dụ như sử dụng thuốc corticoid).
  • U tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (một vùng ở não bộ).
  • Nhiễm trùng.
  • Ung thư.
  • Nhồi máu não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Bất thường tuyến yên do đột biến gen.

Triệu chứng suy tuyến thượng thận thứ phát

Bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát cũng có triệu chứng tương tự như suy thượng thận nguyên phát. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt như:

  • Sậm da ít khi xảy ra.
  • Triệu chứng dạ dày ruột ít gặp.
  • Những triệu chứng hạ đường huyết như vã mồ hôi, hồi hộp, run, nôn nói, tim đập nhanh thường gặp hơn.
Triệu chứng suy tuyến thượng thận thứ phát
Triệu chứng dạ dày ruột ít gặp là dấu hiệu của suy tuyến thượng thận thứ phát

U tuyến yên hoặc ở hạ đồi có thể gây ra những triệu chứng khác như đau đầu và rối loạn về nhìn. Khi hormone ở tuyến yên thấp có thể gây vô sinh, rối loạn cương, mệt mỏi, khàn tiếng, táo bón, chậm dậy thì hoặc lùn ở trẻ em.

Xét nghiệm suy tuyến thượng thận

Chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận là một quá trình gồm 4 bước:

  • Đo mức cortisol trong máu.
  • Các xét nghiệm khác cần để xác định lại chẩn đoán suy thượng thận.
  • Xét nghiệm để phân biệt xem đây là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát.
  • Khi đã biết được là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát sẽ có những xét nghiệm khác để đánh giá thêm.

Xét nghiệm đo cortisol và ACTH máu

Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, khoảng 8 giờ sáng

  • Nếu mức độ cortisol rất thấp, người đó gần như bị suy thượng thận.
  • Nếu mức độ cortisol máu trên mức bình thường thì người đó gần như không bị suy thượng thận.
  • Đôi khi nhiều người có kết quả nằm trong vùng trung gian, chưa rõ ràng thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác.

Đo nồng độ ACTH trong máu có thể giúp phân biệt được suy thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát:

  • Nếu mức ACTH cao, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Nếu mức ACTH thấp, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận thứ phát.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân cơ bản

Bác sĩ sẽ dựa vào tuổi, giới tính, bệnh sử và các vấn đề khác để xác định. Các bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính bụng (CT-scan bụng) để đánh giá tuyến thượng thận. Trong một số trường hợp có thể yêu cầu chụp X-quang ngực, cộng hưỡng từ não (MRI não)…

Điều trị suy tuyến thượng thận

Rất nhiều người thắc mắc rằng suy tuyến thượng thận có chữa được không? Suy thượng thận có thể điều trị được bằng cách thay thế hormone bị thiếu. Mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng do thiếu hụt hormone, đồng thời không làm phát sinh ra các triệu chứng do dư thừa hormone. Nhược điểm là việc điều trị thường đòi hỏi dùng hormone thay thế cả đời.

Suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp thường nặng về và có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu thường gặp của suy thượng thận cấp là sốc, mất nước, hôn mê. Trong một số trường hợp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi, lú lẫn có thể xảy ra trước sốc. Suy thượng thận cấp thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc stress. Và đây là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được điều trị khẩn cấp.

Suy thượng thận là một bệnh lý khó phát hiện sớm, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời và nhận được điều trị thích hợp có thể giúp ổn định lại sức khỏe của bạn. Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Patient education: Adrenal insufficiency (Addison's disease) (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/adrenal-insufficiency-addisons-disease-beyond-the-basics

    Ngày tham khảo: 02/03/2020

  2. Adrenal Insufficiency (Addison's Disease)https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/underactive-adrenal-glands--addisons-disease

    Ngày tham khảo: 02/03/2020

  3. What Is Adrenal Insufficiency?https://www.webmd.com/cancer/what-is-adrenal-insufficiency#1

    Ngày tham khảo: 02/03/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người