YouMed

Tác hại của việc đi xe đạp đối với nam và nữ?

bác sĩ đoàn mình thái
Tác giả: Bác sĩ Đoàn Minh Thái
Chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao

Đạp xe có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu tập luyện không đúng có thể dẫn đến một số tác hại không mong muốn. Vậy tác hại của việc đi xe đạp đối với nam và nữ như thế nào hãy để Bác sĩ Đoàn Minh Thái giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đạp xe có tốt không?

Nếu tập với tần suất phù hợp đạp xe rất tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đạp xe giúp nâng cao thể chất

Đạp xe giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho bạn bao gồm:

  • Giảm cân, giảm mỡ thừa hiệu quả.
  • Hình thành cơ bắp.
  • Tăng sức bền và độ dẻo dai.
  • Cải thiện tuần hoàn máu.
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp.
  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ chấn thương1

Đạp xe giúp cải thiện về mặt tinh thần

Cũng giống như các bài tập thể dục khác, nó khiến cơ thể tiết nhiều hormone endophine. Đây là chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hạnh phúc, tích cực cải thiện tâm trạng rất tốt. Nhờ đó giảm các bệnh về tâm lý như trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu. Cũng nhờ tác dụng tích cực về tinh thần mà bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.1

Đạp xe giúp cải thiện về mặt tinh thần
Đạp xe giúp cải thiện về mặt tinh thần

Tác hại của việc đi xe đạp

Không chỉ riêng đạp xe mà bất kỳ môn thể thao nào cũng chỉ tốt khi bạn tập luyện vừa sức. Việc tập luyện sai kỹ thuật, tập quá nhiều sẽ khiến bạn kiệt sức và dễ gây chấn thương. Nó có thể ảnh hưởng đến cột sống, xương khớp và hệ tiết niệu. Theo thống kê có tới 50-60% bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt do đạp xe sai cách. Tác hại của việc đi xe đạp sai cách đối với đối tượng cụ thể đưa ra là:

Đối với nam giới

Khi đạp xe quá sức sẽ ảnh hưởng đến khớp háng của nam giới. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới.2

Đối với nữ giới

Tương tự như ở nam giới, phụ nữ nếu đạp xe quá sức và sai cách sẽ tác động xấu đến khớp háng và vùng xương chậu. Theo một kết quả nghiên cứu của Đại Học Yale tại Mỹ, việc tạo quá nhiều áp lực cho vùng xương chậu sẽ khiến đầu niệu đạo bị ép chặt. Điều này có thể khiến hệ bài tiết bị cản trở, nặng hơn có thể gây xung huyết âm hộ.2

Tư thế đạp xe an toàn, hiệu quả

Một tư thế đạp xe đúng và hiệu quả cần tuân thủ:

  • Lưng thẳng tự nhiên, tránh cong vẹo cột sống hay ngồi lệch sang một bên.
  • Hai vai để thoải mái, đều hai bên.
  • Khuỷu tay gấp nhẹ, tránh duỗi thẳng khuỷu tay.
  • Mắt nhìn về phía trước để quan sát vật cản, tránh nhìn xuống bánh xe.
  • Mỗi lần đạp xuống bạn chỉ nên tiếp xúc với bàn đạp bằng nửa trước mui bàn chân.2

Những lưu ý khi đạp xe

Để hạn chế các tác hại của việc đi xe đạp thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Chế độ ăn uống trước và sau khi đạp xe

Trước khi đạp xe 30 – 60 phút bạn nên ăn các thực phẩm làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp nhưng không dễ gây khó tiêu hay sình bụng. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập. Bạn có thể ăn chuối, táo, bánh mì, bột yến mạch, ngũ cốc, trái cây,… trước khi đi xe đạp.

Còn sau khi đạp xe chế độ ăn cần chú trọng bổ sung nước và các thực phẩm cung cấp nhanh năng lượng. Đạp xe khiến bạn đổ mồ hôi và làm cơ thể mất nước nhiều nên quan trọng nhất là bổ sung nước. Sau khi đạp xe, bạn cần bổ sung nước từng hớp nhỏ, có thể sử dụng nước điện giải hoặc nước chuyên dụng cho vận động viên. Ngoài ra cần cung cấp năng lượng thông qua protein, glucose; các chất như kali, kẽm, canxi; trái cây như táo, chuối, sữa và sữa chua,… 2

Người đạp xe đạp ăn gì?
Người đạp xe đạp ăn gì?

Khởi động trước khi đạp xe

Khởi động là bước rất quan trọng để ngăn tác hại của việc đi xe đạp. Vì muốn đạp xe đạt hiệu quả tốt nhất thì cần cường độ từ trung bình đến mạnh. Khởi động sẽ giúp bạn làm nóng và đánh thức cơ thể, tránh chuột rút, chấn thương. Bạn nên dành thời gian từ 5 – 10 phút để khởi động trước khi tập luyện. Thực hiện các động tác như xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp hông và khớp gối,… 2

Trang phục thoải mái

Trang phục đạp xe
Trang phục đạp xe

Một bộ trang phục quá bó sát sẽ khiến cơ thể khó vận dụng các cơ linh hoạt. Để quá trình đạp xe được thuận lợi bạn nên chú ý các điều sau:

  • Quần áo: Chọn loại co giãn tốt, vừa kích cỡ, thoải mái để tạo cảm giác vận động tốt nhất. Các bộ đồ nên làm bằng chất liệu thấm mồ hôi để không thấy khó chịu trong thời gian dài. Không nên lựa chọn loại quần áo quá chật, cũng không nên quá lòe xòe.
  • Giày thể thao: chọn loại vừa kích cỡ chân, nhẹ, thoáng khí, có độ êm ái và đàn hồi. Các tiêu chí này sẽ giúp bạn tránh đau chân. Bạn cũng nên đổi giày sau 3-5 tháng đạp xe thường xuyên để tạo cảm giác tốt nhất.
  • Mũ bảo hiểm: Chọn loại mũ chuyên dụng cho người đi xe đạp, nhẹ, thoáng khí, dây gài chắc chắn. Ngoài ra trang bị thêm các loại phụ kiện thích hợp như bông đô trán, bó gối,… sẽ giúp bạn hạn chế tác hại của việc đi xe đạp.2

Không nên đạp xe quá nhiều

Tần suất luyện tập được khuyến nghị là 3 – 4 buổi/tuần, mỗi buổi tối thiểu 30 phút. Đạp xe càng nhiều, càng nhanh thì càng tiêu hao được nhiều năng lượng nhưng bạn cần giới hạn tốc độ để đạp xe an toàn. Tốc độ đạp xe nên phù hợp, tránh quá sức. Bạn cần lắng nghe cơ thể thay vì cố theo tốc độ của người tập lâu năm. Điều này không chỉ dễ dẫn đến chấn thương mà còn gây nhức mỏi sau khi tập. Theo các chuyên gia khuyến nghị nên đạp xe với tốc độ trung bình là 15km/h.2

Đạp xe là bộ môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích và được áp dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên tác hại của việc đi xe đạp không phải không có. Để hạn chế và ngăn ngừa các tác hại đó, bạn cần lưu ý đạp xe đúng cách ngay từ khi bắt đầu luyện tập bộ môn này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa tác dụng của bộ môn này mang lại.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 11 lợi ích bất ngờ đạp xe mang lại cho sức khỏe và tinh thầnhttps://suckhoedoisong.vn/11-loi-ich-bat-ngo-dap-xe-mang-lai-cho-suc-khoe-va-tinh-than-169123251.htm

    Ngày tham khảo: 22/12/2021

  2. Đạp xe để giảm cân: 4 chiến lược hiệu quả để thửhttps://www.healthline.com/health/biking-to-lose-weight#intensity

    Ngày tham khảo: 22/12/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người