YouMed

Tại sao phụ nữ có thai lại hay đau lưng?

Dược sĩ PHẠM THỊ THÚY DIỄM
Tác giả: Dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm
Chuyên khoa: Dược

Khi mang thai cơ thể bạn sẽ tăng trọng lượng nhanh chóng. Làm cột sống của bạn phải chịu sức tải nặng hơn trước. Vì vậy phụ nữ có thai thường hay cảm thấy đau lưng. Vậy phụ nữ có thai nên làm như thế nào để giảm bớt triệu chứng đau lưng?

Đau lưng ở thai phụ là do đâu?

Triệu chứng đau lưng thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ. Chúng thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đau lưng thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, dẫn đến mệt mỏi, uể oải cho phụ nữ có thai.

Đau lưng ở thai kỳ thường có biểu hiện âm ỉ, đau lan xuống cả vùng xương chậu. Cơn đau sẽ càng rõ hơn khi mẹ di chuyển đi lại hoặc thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi ngủ. Mức độ đau sẽ tùy cảm giác của mỗi thai phụ.

Căng cơ lưng là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng ở phụ nữ có thai. Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh. Trọng lương cơ thể tăng nhiều. Bạn sẽ có xu hướng cong người về phía trước và nghiêng mình ngược về phía sau. Khiến cho cơ lưng của bạn bị căng ra, gây tình trạng đau và nhức mỏi. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Khi mà thai nhi phát triển mạnh, tình trạng đau do căng cơ lưng sẽ càng nặng hơn.

Ngoài nguyên nhân do tăng sức tải lên cột sống. Một số ý kiến cho rằng sự thiếu hụt vitamin D và canxi, cũng như thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân của những cơn đau.

Khi mang thai, các cơ vùng bụng của bạn cũng bị căng ra. Do các cơ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống. Bạn sẽ đặc biệt cảm thấy đau khi vận động hoặc tập thể dục.

Bên cạnh đó, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone. Hormone này có nhiệm vụ nới lỏng các dây chằng ở khớp quanh xương chậu. Giúp các khớp có thể giãn rộng tối đa khi người mẹ lâm bồn. Đây là bước cần thiết chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Tuy các khớp trở nên linh hoạt hơn nhưng lại gây ra biểu hiện đau lưng nhức mỏi cho người mẹ.

Nên làm gì để hạn chế bị cơn đau hành hạ?

1. Nên mang những giày thấp, giày bệt khi di chuyển đi lại

Khi mang thai cột sống bạn phải chịu sức nặng đáng kể của bạn và thai nhi. Mang giày bệt làm giảm trọng lượng dồn xuống. Áp lực sẽ trải đều bàn chân thay vì dồn xuống gót và cột sống như khi mang giày cao gót. Bên cạnh đó bề mặt tiếp xúc với đất nhiều hơn. Giúp bạn hạn chế được té ngã và dễ giữ thăng bằng hơn.

2. Không mang, xách các vật nặng

Bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi khi mang thai là điều hết sức quan trọng. Mang vác vật nặng sẽ càng tạo thêm áp lực cho cột sống. Bạn sẽ dễ bị chấn thương hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột

Hạn chế việc thay chuyển đổi tư thế quá đột ngột vì nó có thể làm bạn chóng mặt và đau lưng hơn. Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Thay vào đó bạn nên cử động từ từ. Ví dụ như khi đang ngồi mà muốn đứng lên thì bạn nên đặt tay lên đùi, chân vuông góc mặt sàn. Sau đó dùng lực tay từ từ nâng cơ thể lên. Lưu ý vẫn giữ lưng thẳng.

Không nên vận động quá mạnh cũng như lười vận động, nằm quá nhiều. Chú ý tư thế khi ngồi, nằm không nên để cong lưng. Lựa chọn ghế có phần tựa phía sau, ghế có lót nệm chắc để ngồi. Khi ngủ không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Có thể đặt thêm gối kê hai bên khi ngủ.

tại sao phụ nữ có thai lại hay đau mỏi lưng
Khi ngủ không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng

4. Nên đi ngủ sớm và đều đặn hàng ngày

Thức quá khuya, thiếu ngủ làm cơ thể bạn mệt mỏi, kém tỉnh táo vào ban ngày. Dễ xảy ra sai sót, mất thăng bằng, dễ té gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Không chỉ vậy, thức khuya còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của bạn và thai nhi.

5. Ngâm chân trong nước nóng

Trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân trong nước nóng khoảng 15 phút. Giúp tăng cường lưu thông máu huyết, thư giãn đầu óc. Đồng thời có tác dụng tốt cho cơ xương khớp. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.

Ngoài 5 lời khuyên trên, các thai phụ cũng cần:

  • Không sử dụng chất kích thích như trà, cà phê đặc biệt là vào buổi tối.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái dễ chịu, phòng tránh stress.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất là canxi trong những tháng cuối thai kỳ.
  • Nếu cơn đau ngày càng nặng, kéo dài. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Đau lưng thường đau nhiều vào những tháng cuối thai kỳ. Đây là một biểu hiện bình thường của cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm bớt cơn đau bằng cách áp dụng các biện pháp trên. Nếu cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc vượt quá mức chịu đựng của bạn. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người