YouMed

Táo bón: Dấu hiệu cảnh báo và bạn cần lưu ý

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Táo bón là một triệu chứng rất thường gặp trong đời sống hằng ngày. Đây có thể là một triệu chứng lành tính do thói quen đi tiêu. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý ác tính cần phải điều trị sớm. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cơ bản về chứng táo bón.

Như thế nào thì được gọi là táo bón?

Táo bón là triệu chứng thường gặp được thể hiện dưới những hình thức sau:

  • Đi tiêu khó, phải rặn nhiều.
  • Giảm số lần đi tiêu hơn bình thường (<3 lần/tuần).
  • Phân cứng.
  • Cảm giác đi tiêu không hết phân.
Táo bón là triệu chứng thường gặp
Táo bón là triệu chứng thường gặp

Những nguyên nhân gì có thể gây nên táo bón?

Những bệnh lý gây hẹp lòng ruột

  • U lành hoặc u ác tính.
  • Viêm.
  • Hội chứng ruột kích thích.
Ung thư đại tràng có thể gây nên táo bón
Ung thư đại tràng có thể gây nên táo bón

Những nguyên nhân làm thay đổi nội tiết trong cơ thể hay chất điện giải như

Những sản phụ cũng có nguy cơ gặp táo bón
Những sản phụ cũng có nguy cơ gặp táo bón

Tác dụng phụ của thuốc

  • Thuốc á phiện.
  • Thuốc dạ dày như antacid.
  • Thuốc chống trầm cảm.
Một số thuốc dạ dày cũng có thể gây táo bón
Một số thuốc dạ dày cũng có thể gây táo bón

Rối loạn phải xạ đi tiêu

  • Loét hậu mô, nứt hậu mô, trĩ.
  • Cơ bụng yếu, tuổi già.
  • Không tập thói quen đi tiêu tốt.
  • Lạm dụng thuốc nhuận trường.
  • Nguyên nhân tâm lý.

Những triệu chứng khác tôi nên theo dõi ?

  • Máu trong nhà vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh sau những lần đi tiêu.
  • Sốt.
  • Sụt cân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng.

Cần theo dõi những triệu chứng này vì đây là những triệu chứng có thể báo hiệu một tình trạng khác nguy hiểm hơn.

Có cách nào có thể giúp tôi ngăn ngừa hay loại trừ được táo bón không?

Câu trả lời là có. Bạn có thể thử những cách sau:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Lựa chọn tốt nhất là trái cây, rau, nước ép và ngủ cốc.
  • Uống nhiều nước.
  • Khi bạn cảm thấy cần phải đi vệ sinh, hãy đi vào toilet. Đừng giữ nó trong người.
  • Dùng thuốc nhuận tràng. Đây là loại thuốc giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn. Một vài loại thuốc bạn sẽ dùng bằng đường uống. Một số loại khác có thể dùng đường hậu môn.

Khi nào thì tôi nên đi gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những vấn đề sau:

  • Các triệu chứng về táo bón là mới đây hoặc không bình thường đối với bạn.
  • Bạn đã không đi tiêu trong nhiều ngày.
  • Những triệu chứng bị táo bón cứ lặp đi lặp lại và thường kéo dài hơn 3 tuần.
  • Bạn cảm thấy rất đau như đau bụng, đau hậu môn sau những lần đi tiêu.
  • Hay có những những triệu chứng khác khiến bạn lo lắng, như: chảy máu, sụt cân, sốt hoặc cảm thấy mệt mỏi, không sức lực.
  • Những người khác trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc bị bệnh viêm ruột.
  • Bạn có những đợt tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

Tôi có cần phải làm xét nghiệm gì không?

Bác sĩ của bạn sẽ quyết định xem bạn cần làm những xét nghiệm gì dựa trên tuổi, các triệu chứng khác và tình huống cụ thể là gì. Có thể bạn sẽ phải là rất nhiều xét nghiệm nhưng cũng có thể bạn không cân phải làm bất kì xét nghiệm nào.

Dưới đâu là những thăm khám và xét nghiệm phổ biến mà các bác sĩ có thể sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây táo bón:

Thăm khám hậu môn – trực tràng

Đầu tiên bác sĩ cần phải đánh giá phía ngoài hậu môn của bạn xem có những tổn thương, vết nứt hoặc loét hay không. Sau đó bác sĩ có thể sử dụng 1 ngón tay để thăm khám bên trong có u, sùi không.

Nội soi đại tràng

Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt 1 ống mỏng vào hậu môn rồi đưa lên ruột già. Ống khảo sát có găn camera, do đó bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh bên trong ruột của bạn đồng thời có thể lấy các mẫu mô để làm xét nghiệm.

Thủ thuật nội soi đại tràng để khảo sát ruột già.
Thủ thuật nội soi đại tràng để khảo sát ruột già.

X-quang hoặc MRI

Giúp góp phần khảo sát hình ảnh cơ thể của bạn

Táo bón điều trị như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gì gây ra táo bón. Đầu tiên, bác sĩ sẽ muốn bạn thử ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn và thay đổi thói quen đi tiêu.

Thay đổi thói quen đi tiêu

Ruột sẽ hoạt động mạnh nhất sau các buổi ăn, và đây là lúc phân sẽ đi ra dễ dàng nhất. Nếu bạn bỏ qua các tín hiệu của cơ thể cần phải đi tiêu, thì các tín hiệu này sẽ càng ngày yếu đi theo thời gian. Vào buổi sáng, bạn có thể uống một ít café cũng có thể hữu ích cho việc đi tiêu.

Ăn nhiều trái câu cũng giảm bớt được Táo bón
Ăn nhiều trái câu cũng giảm bớt được Táo bón

Những thức ăn giúp bổ sung nhiều chất xơ

Trái cây: táo nguyên vỏ, chuối, cam, đào ăn cả vỏ, dâu, nho, thơm.

Nước ép: nước ép táo, nước cam, nho.

Rau củ: các loại đậu, cà rốt, súp lơ, cà chua, dưa leo, nấm …

Nếu hai cách trên không đem lại hữu ích, bác sĩ có thể đề nghị

Thuốc uống hoặc thuốc đặt vào trực tràng

Thảo luận với bác sĩ về những thuốc bạn đang dùng, bởi trong đó có thể có những loại thuốc làm cho bạn báo bón.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng táo bón, để giúp bạn biết thêm rằng không phải táo bón nào cũng “lành tính”. Đôi khi, tiềm ẩn đằng sau táo bón là những căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu như bạn có táo bón và những triệu chứng kèm theo đã được liệt kê ở trên, dù thay đổi chế độ ăn và thói quen đi tiêu, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm và tư vấn đầy đủ. Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc gì, xin hãy trực tiếp liên hệ với bác sĩ điều trị của mình.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Bộ môn nội (2012). TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA, Đại học Y Dược Tp.HCM, trang 158-167.

  2. Patient education: Constipation in adults (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/constipation-in-adults-beyond-the-basics

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người