YouMed

Những điều cần biết về thuốc điều trị ung thư não Temodal (temozolomid)

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Temodal (temozolomid) là gì? Thông thường bác sĩ sử dụng thuốc với mục đích điều trị như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu vai trò của Temodal (temozolomid) với bài viết dưới đây nhé!

Tên thành phần hoạt chất: Temozolomid.

Thuốc có thành phần tương tự: Venutel, Temozolomid-TEVA, Temobela, Labatec,…

Thuốc Temodal (temozolomid) là thuốc gì?

Thuốc Temodal có chứa hoạt chất temozolomid – đây là thuốc thuộc nhóm chống ung thư. 

thuốc điều trị ung thư não Temodal (temozolomid)
Thuốc Temodal (temozolomid)

Công dụng của thuốc Temodal (temozolomid)

Temodal được chỉ định nhằm điều trị các trường hợp mắc u não trên từng đối tượng như sau:

  • Người lớn: U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng mới được chẩn đoán, sử dụng đồng thời xạ trị; sau đó dưới dạng đơn trị liệu
  • Ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, thiếu niên và các bệnh nhân trưởng thành:
    U thần kinh ác tính như u nguyên bào thần kinh đệm, u nguyên bào đa dạng tái phát hoặc tiến triển sau điều trị chuẩn.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với temozolomide hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Giảm nghiêm trọng một số loại tế bào máu (ức chế tủy): bạch cầu, tiểu cầu. 
  • Đã từng bị dị ứng với dacarbazine (thuốc ung thư). Các triệu chứng khi xuất hiện dị ứng bao gồm: ngứa, khó thở hoặc thở khò khè, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

 Giá thuốc Temodal (temozolomid) bao nhiêu tiền?

  • Giá thuốc Temodal có sự chênh lệch khác nhau tùy theo nhà phân phối, chính sách giá của nhà thuốc, cơ sở bán thuốc.
  • Giá bán buôn thuốc Temodal kê khai bởi công ty phân phối thuốc trong nước như công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam, công ty cổ phần dược liệu TW2 là 2.367.000đ/viên. 
  • Giá thuốc tại các nhà thuốc thường cao hơn giá bán buôn và dao động khoảng 3.000.000-3.100.000đ/viên.

Liều dùng thuốc Temodal (temozolomid)

Người lớn bị u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng mới được chẩn đoán

  • Temodal được dùng kết hợp với xạ trị khu trú (pha điều trị đồng thời), tiếp theo đó là  6 chu kỳ đơn trị liệu bằng temozolomide (TMZ) (pha đơn trị liệu).
  • Trong khi điều trị nên xét nghiệm công thức máu toàn phần mỗi tuần. Nên ngưng liều tạm thời hoặc ngừng điều trị bằng Temodal vĩnh viễn trong pha điều trị đồng thời theo tiêu chuẩn độc tính về huyết học và ngoài huyết học 

Người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên bị u thần kinh đệm ác tính tái phát hoặc tiến triển:

  • Một chu kỳ điều trị gồm 28 ngày.
  • Ở những bệnh nhân trước đây không được điều trị bằng hóa trị liệu, dùng Temodal đường uống với liều 200 mg/m2 1 lần/ ngày x 5 ngày đầu tiên, sau đó tạm ngưng điều trị trong 23 ngày (tổng cộng 28 ngày).
  • Đối với bệnh nhân đã từng được hóa trị trước đây, liều khởi đầu là 150 mg/m2 x 1 lần/ ngày, tăng liều này trong chu kỳ thứ hai lên 200 mg/m2 x 1 lần/ ngày x 5 ngày nếu không có độc tính về huyết học.

Cách dùng thuốc Temodal (temozolomid)

Uống nguyên viên thuốc cùng với nước
Uống nguyên viên thuốc cùng với nước

Bác sĩ sẽ tính ra liều Temodal dựa trên chiều cao và cân nặng và dựa vào tình trạng bệnh đã có trước đó như có một khối u tái phát và đã hóa trị trong quá khứ.

  • Nên dùng viên nang cứng Temodal lúc đói.
  • Phải uống nguyên cả viên nang với một ly nước, không được mở hoặc nhai.
  • Nếu nôn xảy ra sau khi dùng liều thuốc, không nên dùng liều thứ hai vào ngày đó.
  • Có thể được cho dùng các loại thuốc khác (thuốc chống nôn) trước và/ hoặc sau khi dùng Temodal để ngăn ngừa cũng như kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn khi dùng thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Temodal (temozolomid)

  • Đã từng hoặc có thể bị nhiễm viêm gan B. 
  • >70 tuổi, dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu.
  • Có vấn đề về gan hoặc thận, có thể cần phải điều chỉnh liều Temodal.
  • Giảm số lượng hồng cầu (thiếu máu), bạch cầu và tiểu cầu, hoặc vấn đề đông máu trước khi bắt đầu điều trị.
  • Theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của viêm phổi. Nếu mới được chẩn đoán thì có thể xạ trị kết hợp Temodal trong 42 ngày kết hợp với xạ trị. Trong trường hợp này, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc để giúp bạn ngăn ngừa tình trạng viêm phổi này.
  • Trong một số trường hợp, có thể cần phải ngừng điều trị bằng Temodal. 
  • Kiểm tra máu thường xuyên trong quá trình điều trị để theo dõi tác dụng phụ của Temodal đối với các tế bào máu.
  • Nếu bị buồn nôn (cảm thấy đau bụng) và/ hoặc nôn, bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn để ngừa tình trạng này.
  • Trường hợp tình trạng nôn mửa xảy ra thường xuyên trước hoặc trong khi điều trị, hãy hỏi bác sĩ về thời gian tốt nhất để dùng Temodal cho đến khi kiểm soát được tình trạng này. Nếu nôn sau khi dùng liều không dùng liều thứ hai trong cùng một ngày.
  • Sốt hoặc có triệu chứng nhiễm trùng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Tác dụng phụ của thuốc Temodal (temozolomid)

Khi dùng thuốc bạn có thê cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt
Khi dùng thuốc bạn có thê cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt
  • Dị ứng
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, khó nói
  • Tăng đường máu
  • Điếc, ù tai, đau tai
  • Tiểu thường xuyên
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Chóng mặt, ngứa ran, run rẩy
  • Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
  • Xuất hiện tình trạng phát ban, rụng tóc, da khô
  • Nhiễm trùng miệng hoặc nhiễm trùng vết thương
  • Viêm phổi, khó thở, viêm phế quản, ho, viêm xoang
  • Tình trạng bạch cầu, tiểu cầu giảm số lượng đáng kể.
  • Tổn thương cơ, yếu cơ, đau cơ và đau khớp, đau lưng
  • Đau bụng hoặc đau bụng, đau dạ dày / ợ nóng, khó nuốt
  • Tình trạng thị lực bất thường, nhìn đôi, khô mắt hoặc đau
  • Khó tập trung, thay đổi trạng thái tinh thần hoặc sự tỉnh táo, hay quên
  • Gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, lo lắng, nhầm lẫn, không thể ngủ hoặc ngủ
  • Gây ra tình trạng sốt, triệu chứng giống cúm, đau, cảm thấy không khỏe, cảm lạnh hoặc cúm.

Tương tác thuốc 

Đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để xác định mức độ ảnh hưởng của Temodal lên sự chuyển hóa hoặc thải trừ các thuốc khác. Tuy nhiên, vì Temodal không trải qua sự chuyển hóa ở gan và khả năng gắn kết với protein thấp nên không chắc TMZ sẽ ảnh hưởng đến dược động học của các thuốc khác.

Ngoài ra, việc sử dụng Temodal kết hợp với các thuốc ức chế tủy xương khác có thể làm tăng khả năng ức chế tủy xương.

Các đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc Temodal (temozolomid)

Trẻ em và thanh thiếu niên

  • Không chỉ định thuốc cho trẻ <3 tuổi vì chưa được nghiên cứu. 
  • Temodal có thể gây vô sinh vĩnh viễn ở nam giới.
  • Do đó, bệnh nam nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả và không
    nên có con đến 6 tháng sau khi ngừng điều trị.
  • Ngoài ra, người bệnh nên tìm lời khuyên về việc bảo tồn tinh trùng trước khi điều trị.

 Đối tượng lái xe và sử dụng máy móc

  • Temodal có thể khiến cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ.
  • Trong trường hợp này, không lái xe hoặc sử dụng bất kỳ công cụ hoặc máy móc cho đến khi thuốc giảm tác dụng phụ này lên người bệnh.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Nên ngừng cho con bú trong khi điều trị bằng thuốc Temodal (temozolomid)
  • Nếu đang mang thai, hoặc nghĩ mình đang có thai hoặc có dự định có em bé, hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ cho lời khuyên trước khi dùng.
  • Không được điều trị bằng Temodal trong khi mang thai trừ khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
  • Nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả ở cả 2 đối tượng nam nữ nếu đang dùng thuốc.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều? 

Một bệnh nhân đã dùng quá liều ở mức 10.000 mg (tổng liều trong một chu kỳ- 5 ngày). Các triệu chứng quá liều: sốt, giảm toàn thể huyết cầu, suy đa cơ quan và tử vong.

Ngoài ra, có các báo cáo khác về những bệnh nhân đã dùng >5 ngày điều trị (lên đến 64 ngày) với các triệu chứng: ức chế tủy xương, có hoặc không có nhiễm khuẩn, trong một số trường hợp là nặng, kéo dài và dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, cần phải đánh giá về huyết học. Các biện pháp hỗ trợ cần được cung cấp khi cần thiết.

Xử lý khi quên một liều Temodal 

  • Dùng liều đã quên càng sớm càng tốt trong cùng một ngày.
  • Trường hợp, một ngày đã trôi qua, hãy kiểm tra liều dùng thuốc với bác sĩ.
  • Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, trừ khi bác sĩ chỉ định rõ ràng như vậy.

Cách bảo quản 

  • Bảo quản thuốc khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em, tốt nhất là bảo quản trong tủ có khóa.
  • Hạn dùng thuốc được trình bày rõ trên nhãn thuốc. Do đó, không sử dụng thuốc này sau khi hết hạn.
  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc là <30 ° C.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm ướt (phòng tắm).

Thuốc Temodal là một biệt dược chứa hoạt chất temozolomid được dùng để điều trị các khối u tùy trên từng đối tượng. Thuốc có thể làm giảm tế bào máu cũng những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Do đó, bệnh nhân cần để ý tình trạng của mình, nếu các triệu chứng trở nên tệ hơn hãy gọi ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Temozolomidehttps://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancer-in-general/treatment/cancer-drugs/drugs/temozolomide

    Ngày tham khảo: 09/04/2020

  2. Temozolomide (Temodar)http://www.ajnr.org/content/31/8/1383

    Ngày tham khảo: 09/04/2020

  3. Temozolomidehttp://chemocare.com/chemotherapy/drug-info/Temozolomide.aspx

    Ngày tham khảo: 09/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người