YouMed

Thường xuyên chóng mặt: Nguyên nhân do đâu?

Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh
Chuyên khoa: Dược

Hầu hết chúng ta ai cũng từng trải qua những cơn chóng mặt choáng váng. Trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng sẽ giảm dần trong vòng vài phút, vài giờ và hết sau khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên và không giảm, nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết một số nguyên nhân có thể gây tình trạng kéo dài. 

Rối loạn tiền đình

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: viêm dây thần kinh số 8 bởi virút, do thoái hóa, do viêm tai giữa,… Rối loạn tiền đình sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt quay cuồng rất dữ dội, có thể kèm buồn nôn, nôn, da xanh tái.

Xem thêm: Bật mí công dụng thuốc bổ não Ginkgo Biloba

Huyết áp thấp

Nếu cơn chóng mặt thường xuyên xuất hiện, đi kèm những triệu chứng như thở dốc khi vận động, khó thở…thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh huyết áp thấp. Khi huyết áp thấp, máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến não bộ, gây nên đứng không vững, choáng váng.

huyết áp thấp

Thiếu máu, tuần hoàn máu kém

Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy gây cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao, hay nhức đầu. Thiếu máu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất lâu ngày, phụ nữ bị rong kinh, người bị nhiễm giun sán…

Làm việc căng thẳng

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra khi đầu óc bị căng thẳng, hoặc phải tập trung làm việc trên máy tính trong thời gian dài.

Để ngăn chóng mặt do căng thẳng lâu dài, người bị cần thường xuyên tập thể dục, giảm uống rượu bia và chất kích thích như cà phê. Bệnh nhân có thể tập thiền, tập hít thở sâu để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.

stressTác dụng phụ của một số thuốc

Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào, các bác sĩ có thể sẽ giúp bạn thay đổi thuốc hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.

Khi chóng mặt đột ngột diễn ra cách tốt nhất là bạn nên tìm chỗ nằm nghỉ. Khi triệu chứng tạm ổn, bạn nên nhờ người đưa đi khám bệnh. Bạn cần di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế từ từ, không đột ngột ngồi hoặc đứng bật dậy vì sẽ làm tăng nguy cơ té ngã do chóng mặt.

Tóm lại, bạn nên chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, kéo dài, tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn chuyên sâu. Bạn cần đi khám chuyên khoa nội thần kinh để tìm nguyên nhân thì việc điều trị tình trạng chóng mặt kéo dài mới hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người