YouMed

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô: Lời giải đáp từ bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm với cả sản phụ và em bé. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tiểu đường thai kỳ. Ai cũng biết tiểu đường không nên ăn nhiều thực phẩm tinh bột, nên phải phối hợp nhiều loại thức ăn. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô? Chúng ta cùng Thạc sĩ Bác sĩ Phan Lê Nam trả lời thông qua bài viết này.

Những lợi ích của ngô trong điều trị đái tháo đường

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích của ngô đối với sức khoẻ là gì. Thực tế ngô là loại lương thực quen thuộc và phổ biến đối với mọi người. Theo đó, giá trị dinh dưỡng trong mỗi 164 g hạt ngô chưa chế biến gồm có:

  • Năng lượng: 177 calo
  • Carbohydrats: 41 g.
  • Chất béo: 2.1 g.
  • Chất đạm: 5.4 g
  • Chất xơ: 4.6 g
  • Vitamin C: 17% giá trị hàng ngày
  • Thiamine (vitamin B1): 24% giá trị hàng ngày
  • Folate (vitamin B9): 19% giá trị hàng ngày
  • Magiê: 11% giá trị hàng ngày
  • Kali: 10% giá trị hàng ngày

Ngô có chỉ số đường huyết cao do chứa hàm lượng lớn tinh bột với mức IG là 69. Do đó, ăn lượng lớn ngô có thể gây tăng đường huyết đột ngột ở người tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên nếu sử dụng hợp lý thì ngô có nhiều lợi ích:

Phòng ngừa ung thư hiệu quả

Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin. Đây là 1 loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tốt bệnh ung thư. Thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể tỷ lệ nguy cơ ung thư.

Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Bắp ngô chứa nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, loại bỏ các chất thừa trong hệ tiêu hóa. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Chất xơ còn tạo điều kiện giúp phát triển hệ vi khuẩn trong ruột già, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.

Não

Nhiều sản phụ thường hay bị mệt mỏi, khó chịu, stress và suy giảm trí nhớ khi mang thai. Bắp ngô chứa 1 lượng nhất định vitamin B1 giúp cải thiện hoạt động não bộ. Điều này giúp bà bầu cải thiện những tình trạng trên.

Mắt

Ngô chứa nhiều beta-carotenoid và folate. Cả 2 chất này đều tốt cho việc làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng và đục thể thuỷ tinh liên quan tới tuổi tác.

Ngô có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ngô có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Người bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô? Theo các chuyên gia, ngô là 1 trong các loại thực phẩm nên hạn chế ăn nhiều cho người bị tiểu đường thai kỳ. Vì trong mỗi hạt ngô chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Bắp ngô có chỉ số GI là 69, con số này cao (mức trung bình là 56-69).

Nếu ăn quá nhiều ngô sẽ làm đường huyết tăng cao đột ngột. Trong bệnh tiểu đường thai kỳ việc tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm do “lệch pha” điều tiết insulin giữa mẹ và em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong quá trình mang thai toàn không được ăn ngô. Có thể ăn ngô, tuy nhiên cần ăn đủ lượng, đúng cách để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé” . Vậy cùng tìm hiểu cách ăn ngô thế nào cho hợp lý ở phần tiếp theo nhé!

Lời giải đáp từ bác sĩ tiểu đường thai kỳ có được ăn ngô không?
Lời giải đáp từ bác sĩ tiểu đường thai kỳ có được ăn ngô không?

Ăn ngô đúng cách khi bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi biết được đáp án của câu hỏi: tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô? Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ngô khi mắc tiểu đường thai kỳ :

  • Ngô là một loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho cơ thể. Để giảm thiểu lượng tinh bột ăn vào, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn.
  • Mỗi bữa ăn không nên ăn quá nửa trái bắp ngô. Nên ăn trong bữa ăn, không nên ăn thêm thành bữa phụ.
  • Đa dạng hóa các sản phẩm dinh dưỡng chứa carbonhydrat như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu… mỗi loại nên ăn 1 chút ít.
  • Kiểm soát đường huyết sau mỗi bữa ăn bằng máy thử đường huyết. Nên ghi chú lại để báo với bác sĩ.
  • Không nên dùng các sản phẩm chế biến từ ngô vì có lượng đường rất cao.
Lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm chế biến từ ngô khi bị tiểu đường thai kỳ
Lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm chế biến từ ngô khi bị tiểu đường thai kỳ

Những thực phẩm người tiểu đường thai kỳ cần bổ sung

Ngoài việc quan tâm tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô không. Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải chú ý tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
  • Bổ sung đạm thông qua nhiều nguồn thực phẩm.
  • Tích cực ăn nhiều rau củ quả, ăn rau luộc thay vì rau xào.
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Không ăn các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, nước ép trái cây, nước ngọt.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không uống nước ngọt có gas
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không uống nước ngọt có gas

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên chú trọng một chế độ ăn gồm có các thực phẩm có lợi sau đây:

  • Thịt nạc, sữa chua, đậu hũ, các loại sữa ít béo/không béo và không đường.
  • Các loại hạt đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, rau củ quả.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và 1-2 bữa phụ) để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao sau khi ăn và tránh không để đường máu hạ thấp trước bữa ăn.

Ngô là loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên hàm lượng tinh bột trong ngô rất cao, nếu ăn nhiều bất lợi cho người mắc tiểu đường thai kỳ. Nắm rõ chế độ ăn, dinh dưỡng và cách ăn ngô đúng cách là câu trả lời cho câu hỏi: tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diabetes and Corn Consumption: Is It OK?https://www.healthline.com/health/diabetes-corn

    Ngày tham khảo: 07/06/2021

  2. what's in season: sweetcornhttps://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/cooking-for-people-with-diabetes/seasonal-cooking/whats-in-season-sweetcorn

    Ngày tham khảo: 07/06/2021

  3. Is Corn Good for You? Nutrition Facts and Morehttps://www.healthline.com/nutrition/is-corn-good-for-you

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người