YouMed

Nam giới mắc tinh trùng yếu có con không? Câu trả lời từ bác sĩ

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới có thể kể đến là bệnh tinh trùng yếu. Tinh trùng yếu làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Vì vậy, câu hỏi nam giới mắc tinh trùng yếu có con không là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây.  

Quá trình thụ thai và các yếu tố ảnh hưởng

Trước khi tìm hiểu vấn đề tinh trùng yếu có con không, chúng ta cần biết về quá trình thụ tinh bình thường như thế nào.

Quá trình thụ tinh như thế nào?

Sự thụ tinh chỉ có thể xảy ra khi có đủ hai yếu tố quan trọng là trứng và tinh trùng.

Tế bào trứng

Trứng được sản xuất từ sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi kỳ kinh sẽ chỉ rụng 1 trứng duy nhất. Trứng chín và rụng phải đi qua ống dẫn trứng để đến tử cung.

Thời gian tồn tại của trứng là 72 giờ sau khi rụng. Vì thế khoảng thời gian này là tốt nhất để thụ thai. Nếu quá 72 giờ mà không được thụ tinh, trứng sẽ chết và được tống xuất ra ngoài theo kỳ kinh kế tiếp.

Tinh trùng

Mất khoảng 2 – 3 tháng để các tế bào tinh trùng mới được hình thành. Các tế bào tinh trùng này có thể tồn tại vài tuần trong cơ thể nam giới.

Ngược lại với trứng, khi xuất tinh, nam giới có thể giải phóng khoảng 40 – 300 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một con tinh trùng khỏe mạnh nhất có thể gặp trứng.

Nếu tinh trùng đã đi qua được ngả âm đạo của phụ nữ nhưng không gặp được trứng thì tinh trùng chỉ có thể sống trong vòng 48 giờ. Nếu không được thụ tinh, tinh trùng cũng sẽ chết và bị đào thải.

Tinh trùng và trứng là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc thụ tinh. Do đó, nếu có bất thường ở một trong hai thành phần đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Tinh trùng yếu có con không còn phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai khác. Ví dụ như:

1. Tuổi tác

Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng nhất định. Càng lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng đó đều giảm sút. Đối với hầu hết phụ nữ, độ tuổi hoạt động sinh sản mạnh nhất là khoảng 20 – 30 tuổi. Sau 30 tuổi, khả năng sinh sản đã bắt đầu có sự suy giảm. Ở tuổi 40, khả năng mang thai giảm 5% sau mỗi chu kỳ rụng trứng.

Tuổi càng lớn khả năng thụ thai thành công càng giảm sút
Tuổi càng lớn khả năng thụ thai thành công càng giảm sút

2. Di truyền

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và lượng hormone sinh dục trong cơ thể. Nếu trong gia đình có người mãn kinh trước 40 tuổi thì khả năng bạn cũng mãn kinh sớm là gấp 6 lần so với người bình thường không có tiền căn gia đình.

3. Hormone

Hormone có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai. Chúng góp phần hình thành các tế bào trứng và tinh trùng. Đồng thời chúng cũng tham gia duy trì, phát triển thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Có rất nhiều loại hormone hoạt động trong quá trình rụng trứng và thụ thai. Ví dụ như:

  • Hormone gonadotropin (GnRH).
  • Hormone luteinizing (LH).
  • Hormone kích thích nang trứng (FSH).
  • Estrogen và progesterone. Progesterone có vai trò trong rụng trứng, chuyển phôi trong thời kỳ đầu mang thai. Nếu lượng progresterone không đủ, bạn có thể bị vô sinh hoặc sẩy thai.

Nếu nồng độ các hormone mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

4. Các vấn đề về cấu trúc giải phẫu

Vô sinh có thể là kết quả của tổn thương cơ quan sinh sản khi chấn thương hoặc bệnh lý. Một số bệnh lý liên quan như:

Ngoài ra, ở nam giới cũng có một số bệnh có thể ảnh hưởng đến tinh trùng như:

5. Lối sống

Nghiên cứu chỉ ra rằng 13% vô sinh do hút thuốc lá ở cả nam lẫn nữ. Hút thuốc làm cạn kiệt nguồn dự trữ và làm biến đổi nhiễm sắc thể ở trứng cũng như tinh trùng.

Phụ nữ hút thuốc sẽ mãn kinh sớm hơn so với những người không hút thuốc. Nam giới hút thuốc có nguy cơ vô sinh gấp 3 lần so với người không hút thuốc.

Các yếu tố khác như thừa cân hoặc thiếu cân hoặc thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bởi chúng làm mất sự cân bằng hormone.

Nam giới bị tinh trùng yếu có con không?

Rất nhiều người cho rằng, việc có con hay không là do nguyên nhân từ người phụ nữ. Nhưng thực tế cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Trong trường hợp tế bào trứng của phụ nữ hoàn toàn bình thường thì nguyên nhân có thể do tinh trùng của đàn ông.

Tinh trùng khỏe mạnh thì khả năng thụ thai sẽ cao hơn và ngược lại. Vậy nam giới mắc tinh trùng yếu có con không?

Câu trả lời chính xác tinh trùng yếu vẫn là có thể có con. Tuy nhiên tỷ lệ thụ thai thành công sẽ thấp hơn người bình thường.

Nguyên nhân là do nếu mắc bệnh tinh trùng yếu, tỷ lệ tinh trùng vượt qua được ngả âm đạo để gặp trứng rất thấp. Nhưng trong hàng triệu con tinh trùng vẫn có tỷ lệ nhỏ tinh trùng khỏe mạnh để thụ thai.

Theo các chuyên gia, đối với cặp vợ chồng mà người chồng có bệnh tinh trùng yếu nhưng người vợ có chức năng sinh sản tốt thì cũng không cần quá lo lắng. Bởi họ vẫn có thể có thai tự nhiên.

Để tăng cơ hội thụ thai, nam giới bị tinh trùng yếu nên chú ý đến:

  • Chế độ ăn uống: bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho tinh trùng. Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Quan hệ tình dục thường xuyên hơn.
  • Thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ.

Phương pháp điều trị tinh trùng yếu để thụ thai

Hiện nay, y học có rất nhiều cách chữa tinh trùng yếu để tăng khả năng thụ thai.

1. Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Uống đúng liều, đủ thời gian, không tự ý bỏ thuốc hay tự dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Corticoid sẽ được cân nhắc sử dụng nếu như có kháng thể kháng tinh trùng. Đây là một biểu hiện của bệnh lý tự miễn làm suy giảm chất lượng tinh trùng.

Một số thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều tinh trùng yếu ở nam giới là:

  • Clomiphene (dùng đường uống).
  • Gonadotropin (dùng đường tiêm). Thuốc giúp tăng tiết hormone testosterone, thúc đẩy quá trình sản xuất và cải thiện số lượng tinh binh.

2. Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART)

Ngoài các phương pháp trên, khi bạn phân vân không biết mắc tinh trùng yếu có con không thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản sẽ được bác sĩ cân nhắc khi các phương pháp nội ngoại khoa đều thất bại. Một số phương pháp phổ biến hiện nay như:

IUI (Intrauterine insemination) – Bơm tinh trùng vào tử cung

Đây là phương pháp lấy tinh trùng của người chồng. Sau đó lọc rửa, chọn lọc những con khỏe, di động tốt để bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ.

IUI áp dụng được cho những trường hợp:

  • Người vợ còn một trong hai vòi tử cung bình thường, buồng tử cung bình thường.
  • Người chồng có tinh trùng yếu nhẹ.
  • Trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân ở cả hai vợ chồng.

IVF (In Vitro Fertilization) – Thụ tinh trong ống nghiệm

IVF là kỹ thuật khá phức tạp và chi phí thực hiện cũng khá cao.

Phương pháp này kích thích buồng trứng để noãn phát triển đến kích thước đủ lớn. Những noãn trưởng thành sẽ được lấy ra bên ngoài để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, tinh trùng người chồng sẽ được cho vào ống nghiệm để thụ tinh với trứng.

Khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được chuyển lại vào tử cung của phụ nữ và tiếp tục phát triển. IVF được chỉ định cho những trường hợp

  • Người vợ bị tắc vòi trứng.
  • Tinh trùng người chồng yếu, dị dạng.
  • Người vợ lớn tuổi, chức năng sinh sản giảm.
  • Thực hiện IUI nhiều lần nhưng thất bại.
IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phổ biến hiện nay
IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phổ biến hiện nay

ICSI (Intra-cytoplasmic sperm injection) – Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn

Trong kỹ thuật IVF, có thể có trường hợp tinh trùng không thể qua được lớp vỏ bên ngoài của noãn dẫn đến thụ tinh không thành công. ICSI là phương pháp khắc phục nhược điểm trên.

Trong ICSI, tinh trùng được tiêm trực tiếp bào bào tương của noãn để tạo phôi. Những trường hợp áp dụng phương pháp ICSI như:

  • Người chồng tinh trùng yếu, nhiều con tinh trùng bị dị dạng. Hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch.
  • Bất thường trong thụ tinh.
  • Vô sinh chưa rõ nguyên nhân.
  • Thất bại với phương pháp IVF thông thường.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể giải đáp câu hỏi nam giới mắc tinh trùng yếu có con không. Người bệnh vẫn có thể có con tự nhiên nhưng tỷ lệ thấp hơn người bình thường. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân tinh trùng yếu, từ đó có cách điều trị hiệu quả. Do đó, bạn đừng ngần ngại đến thăm khám để được tư vấn điều trị kịp thời. Đồng thời nam giới cũng nên chú ý đến lối sống, chế độ ăn uống để cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Conception and Pregnancyhttps://www.webmd.com/baby/understanding-conception

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

  2. Fertilization: An Overviewhttps://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/fertilization

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người