YouMed

Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến. Gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh có những triệu chứng ra sao và điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày – thực quản còn được gọi là trào ngược acid dạ dày. Là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể là do sinh lý (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể).

Trong đa số trường hợp đây là bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác.

Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược acid dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược acid dạ dày

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, thời gian ngắn và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên (từ 2-3 lần/tuần). Kết quả, làm thực quản bị tổn thương.

Những tác hại của bệnh bao gồm:

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: ợ hơi lúc đói thường xuyên là triệu chứng điển hình đầu tiên. Về ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Còn ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng. Khi bụng no, cúi gập người, tư thế nằm không đúng có thể làm tăng tình trạng ợ.
  • Buồn nôn, nôn: tình trạng này dễ gặp khi no, đi tàu xe.
  • Đau tức ngực: người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay.
  • Khó nuốt: trào ngược dịch dạ dày lên thực quản làm thực quản bị tổn thương. Lâu ngày, phần thực quản này sẽ dày lên, hẹp lại. Kết quả làm bệnh nhân khó nuốt khi ăn uống.
  • Khản giọng và ho: đây là tình trạng phổ biến khi bị bệnh trào ngược lâu ngày.
  • Miệng tiết ra nhiều nước bọt: điều này làm phản xạ bình thường làm diệu cơn đau khi bị trào ngược.
  • Đắng miệng.
  • Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.

Nên đi đến bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng trên. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ nếu những triệu chứng xuất hiện thường xuyên hoặc có dấu hiệu ngày càng nặng. Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Có thể kể đến hai nguyên nhân điển hình gây ra bệnh là do sinh lý cơ thể và do lối sống không lành mạnh.

  • Do sinh lý cơ thể: thoát vị dạ dày hoặc khi mang thai, béo phì.
  • Do lối sống không lành mạnh: thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có gas, rượu bia. Ăn uống quá no, nằm ngay sau khi ăn. Thường xuyên bị stress

Những người nào dễ mắc bệnh?

Mọi người đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, viêm thực quản trào ngược thường gặp ở những người béo phì hoặc đang mang thai, hút thuốc lá…

Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm thực quản trào ngược bao gồm:

  • Béo phì.
  • Uống rượu hoặc các chất có cồn.
  • Thoát vị cơ hoành.
  • Mang thai.
  • Hút thuốc.
  • Khô miệng.
  • Hen suyễn.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh mô liên kết.
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Phương pháp điều trị bệnh

Việc điều trị sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Khi đó bệnh cũng có thể được cải thiện.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và  điều trị phù hợp nếu bệnh kéo dài. Các phương pháp khác có thể áp dụng với trào ngược dạ dày nặng và kéo dài như phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị trào ngược

Thay đổi lối sống có thể làm giảm tần suất trào ngược axit dạ dày. Việc điều trị bệnh lý này bao giờ cũng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Một số biện pháp hay áp dụng như:

  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Đừng vội nằm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn 2- 3 giờ hãy nằm xuống hoặc đi ngủ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản.
  • Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit: thực phẩm béo, chiên, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein. Bổ sung trái cây, rau xanh.
  • Tránh mặc quần áo bó sát.
  • Sử dụng thảo dược: Cam thảo và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một loại thảo dược nào.
  • Thư giãn, giảm stress: giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau vào chế độ ăn uống
Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau vào chế độ ăn uống

Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

  • Bánh mì, bột yến mạch.
  • Đỗ, đậu.
  • Đạm dễ tiêu: bao gồm thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn.
  • Sữa chua: sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa.
  • Nghệ & mật ong.

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, không nằm nghỉ ngay sau ăn là các mẹo nhỏ hữu hiệu phòng ngừa trào ngược dạ dày lên thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu điều trị không tốt có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Đặc biệt có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nên thăm khám bác sĩ nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà không đỡ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Gastroesophageal reflux disease (GERD)http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/basics/definition/con-20025201

    Ngày tham khảo: 15/04/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người