YouMed

Trẻ đổ mồ hôi nhiều có nguy hiểm không?

thạc sĩ bác sĩ lê chí hiếu
Tác giả: ThS.BS Lê Chí Hiếu
Chuyên khoa: Nhi khoa

Đổ mồ hôi nhiều ở người già và thiếu niên là khá phổ biến. Dấu hiệu thường là nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, chân, nách và vùng mặt. Tuy nhiên, tình trạng trẻ đổ mồ hôi nhiều thường ít gặp. Nó có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mời bạn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé. 

Dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi nhiều

Khi ở trong môi trường thoáng mát nhưng bé vẫn đổ mồ hôi nhiều; hoặc thậm chí là đổ mồ hôi thấm qua quần áo. Đây đều là những dấu hiệu mà ba mẹ cần quan tâm. Bởi lẽ, trẻ em chỉ đổ mồ hôi khi ở trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.

Tăng tiết mồ hôi ở trẻ em có 2 dạng:

  • Tăng tiết mồ hôi toàn thân: Trẻ đổ mồ hôi nhiều khắp cơ thể.  Điều này dẫn đến quần áo bị ướt.
  • Tăng tiết mồ hôi khu trú: Trẻ đổ mồ hôi khu trú có thể chỉ xảy ra ở một vùng. Chẳng hạn như ở nách, vùng mặt hoặc vùng cổ.
Trẻ đồ mồ hôi thấm ướt quần áo là tăng tiết mồ hôi toàn thân
Trẻ đồ mồ hôi thấm ướt quần áo là tăng tiết mồ hôi toàn thân

Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi nhiều

Các nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể từ bình thường đến nghiêm trọng.

Nguyên nhân “bình thường” của việc tăng tiết mồ hôi bao gồm:

  • Sốt.
  • Hoạt động thể chất.

Nguyên nhân nghiêm trọng hơn khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều là:

Nhiễm trùng

Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi quá mức ở trẻ nhỏ. Nhiễm trùng mức độ nhẹ hoặc “âm ỉ” như bệnh lao có thể chỉ có triệu chứng đổ mồ hôi.

Cường giáp bẩm sinh

Cường giáp ở trẻ sơ sinh thì nguyên nhân chủ yếu gây ra là do di truyền. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng bị cường giáp.

Bệnh cường giáp có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều. Đây cũng có thể là triệu chứng duy nhất. Khi bị cường giáp, con bạn cũng có thể sụt cân, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.

Tiểu đường ở trẻ nhỏ

Trẻ bị tiểu đường phần lớn là do di truyền. Và loại tiểu đường thường là tiểu đường type 1. Một đứa trẻ bị tiểu đường có thể bị khát nước, tiểu nhiều và sụt cân. Mồ hôi của chúng có thể có mùi giống như acetone (hóa chất tẩy sơn móng tay).

Tiểu đường có thể khiến mồ hôi tăng tiết quá nhiều
Tiểu đường có thể khiến mồ hôi tăng tiết quá nhiều

Tăng huyết áp ở trẻ em

Tăng huyết áp (THA) ở trẻ em không dễ dàng chẩn đoán như người lớn. Chẩn đoán phải dựa vào giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ.

Nguyên nhân THA ở trẻ em chủ yếu do béo phì và tiền sử gia đình có người bị THA. Tình trạng này gọi là THA nguyên phát. Vã mồ hôi có thể là triệu chứng của tăng huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra còn có:

  • Nhức đầu.
  • Nôn ói.
  • Chóng mặt.
  • Mặt đỏ bừng lên.
  • Hồi hộp, có thể có đánh trống ngực.
  • Thị lực giảm sút.
  • Phù ngoại biên.
Tăng huyết áp ở trẻ có thể khiến đồ mồ hôi nhiều
Tăng huyết áp ở trẻ có thể khiến đồ mồ hôi nhiều

Suy tim sung huyết

Trẻ sơ sinh bị suy tim sung huyết thường có các triệu chứng khác ngoài tăng tiết mồ hôi. Trẻ có thể dễ dàng mệt mỏi, biếng ăn, nhịp thở nhanh, chậm tăng cân và ho thường xuyên.

Trẻ đồ mồ hôi nhiều có nguy hiểm không?

Nếu sau khi ngủ dậy, trẻ đổ mồ hôi nhiều, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ trong phòng hoặc ngoài môi trường. Đôi khi, trang phục ngủ của bé không thoát mồ hôi, bí bách cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu bé đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn phát triển đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì bạn không nên quá lo lắng.

Trường hợp trẻ đổ mồ hôi nhiều lúc ngủ ngay cả khi trời lạnh, cha mẹ cần cho con mình đi khám toàn diện để phát hiện nguyên nhân.

Cho đến nay chưa có thuốc nào để hạn chế toát mồ hôi ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên mua thuốc theo “lời đồn”. Các bậc phụ huynh chỉ nên dùng biện pháp cơ học nghĩa là dùng khăn lau mồ hôi cho trẻ để tránh trẻ bị ngấm nước vào trong.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh điều hòa chưa được tốt, nếu dùng điều hòa ở mức 25-26 độ C là rất nguy hiểm. Điều hòa ở mức 28-29 độ C, nửa đêm đến gần sáng cũng cần chú ý. Cha mẹ nên tắt điều hòa từ 1-2h sáng trở đi và dùng quạt gió. Dù để điều hòa ở mức 28 độ C vẫn cần mặc cho trẻ quần áo dài, không nên mặc quần áo ngắn tay vì dễ nhiễm lạnh.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị đổ mồ hôi nhiều

Một cách đơn giản để điều trị cho trẻ đổ mồ hôi nhiều là tránh mặc quần áo quá dày hoặc khiến trẻ hoạt động thể lực quá sức.

Khi một đứa trẻ bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, việc điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân.

Đối với trẻ bị tăng tiết mồ hôi khu trú, có một số lựa chọn khác nhau như:

  • Sử dụng chế phẩm tại chỗ.
  • Sử dụng thuốc kháng cholinergic.
  • Thủ thuật như điện chuyển ion (iontophoresis).
  • Tiêm botox.

Tuy nhiên các phương pháp này cần được tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Do đó, cha mẹ nên cho bé đi khám sớm để được tư vấn và điều trị.

Trẻ đổ mồ hôi nhiều là hiện tượng thường gặp. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm song các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan. Qua bài viết trên hy vọng bạn đã có một cái nhìn đúng về việc trẻ đổ mồ hôi nhiều. Nếu vẫn còn lo lắng, tốt nhất cha mẹ hãy đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra xử lý kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hyperhidrosishttps://www.rileychildrens.org/health-info/hyperhidrosis#:~:text=Hyperhidrosis%20is%20excessive%20sweating.,needed%20to%20regulate%20body%20temperature.

    Ngày tham khảo: 13/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người