Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều có đáng lo?
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều thường vào buổi tối và trong lúc ngủ. Đây là biểu hiện khá thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề sức khỏe nào đó, đặc biệt là trong lứa tuổi sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến nguyên nhân cũng như cách chữa trị tình trạng này. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu nhé.
Tổng quan về chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ em
Tăng tiết mồ hôi thường gặp ở người già, đặc biệt là thiếu niên. Ở trẻ nhỏ thường ít gặp. Nếu có, nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý.
Nếu trẻ ở độ tuổi từ 0-10 tuổi đổ mồ hôi nhiều mà không do các nguyên nhân liên quan đến sinh lý, nhiệt độ, hay hoạt động thể chất thì cần cho trẻ khám bác sĩ nhi khoa.
Có hai loại tăng tiết mồ hôi:
- Toàn thân: Mồ hôi tiết ra trên khắp cơ thể.
- Khu trú: Đổ mồ hôi ở một vùng. Chẳng hạn như ở nách, mặt và cổ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều
Bé đổ mồ hôi do nguyên nhân sinh lý
Hoạt động thể chất
Trẻ sơ sinh cần nhiều cần năng lượng cho việc hình thành hoàn chỉnh các hệ thống chức năng trong cơ thể. Cụ thể là hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết… Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều để cân bằng năng lượng. Vị trí đổ mồ hôi nhiều nhất là là tay, chân và vùng đầu.
Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh
Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều là do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn chỉnh. Hệ thần kinh hoàn chỉnh sẽ đóng vai trò điều hòa nhiệt độ. Do đó bé đổ mồ hôi nhiều.
Vị trí tuyến mồ hôi
Vị trí tuyến mồ hôi cũng góp phần gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều. Ở người lớn, các tuyến mồ hôi không bị hạn chế. Còn ở trẻ sơ sinh chưa có nhiều tuyến mồ hôi ở nách. Tuyến hoạt động mạnh nhất là ở vùng đầu. Do đó, bé thường đổ mồ hôi đầu nhiều trong môi trường bí bách và không thông thoáng.
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
Cảm cúm
Cảm cúm sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều. Đây là hiện tượng cơ thể đang chống lại các tác nhân lạ.
Sốt cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang có tình trạng nhiễm trùng. Để chắc chắn, mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Trường hợp trẻ có sốt và dưới 3 tháng tuổi, trẻ nên được đến trung tâm y tế để hạ sốt dự phòng co giật và kiểm tra tìm nguyên nhân.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ ở trẻ sơ sinh
Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh là khi bé ngưng thở > 20 giây giữa những cơn thở trong lúc ngủ. Tình trạng này rất hiếm ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới chỉ vài tháng tuổi.
Nhưng nếu nghĩ bé có thể có hội chứng này, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sỹ càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu khác của hội chứng ngưng thở khi ngủ là:
- Bé ngáy khi ngủ.
- Đổ mồ hôi trong lúc ngủ.
- Đột ngột thở hổn hển lúc ngủ.
- Ngủ mở miệng.
Bệnh tim bẩm sinh
Ước tính có khoảng 1% trẻ sinh ra có bệnh tim bẩm sinh. Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể bị đổ mồ hôi bất kỳ lúc nào. Điều này là do tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan. Do đó, trẻ bị mất nhiều năng lượng hơn và dễ đổ mồ hôi.
Ngoài ra các trẻ này có thể đổ mồ hôi khi bú sữa mẹ. Những biểu hiện khác của bệnh tim bẩm sinh bao gồm:
- Da xanh tím.
- Thở nhanh nông.
Cách khắc phục cho trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Trẻ dễ đổ mồ hôi khi nhiệt độ phòng quá cao. Do vậy, mẹ hãy đảm bảo nhiệt độ phòng thông thoáng. Nhiệt độ tối ưu cho trẻ là từ 26 – 27°C.
Đồng thời, phụ huynh nên cho trẻ mặc những loại quần áo mỏng, thoáng.
Tắm nắng
Bé có thể đổ mồ hôi do thiếu vitamin D. Do đó, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm.
Tuy nhiên, nên tắm trước 8 giờ sáng. Nếu mùa đông thì nên từ 9 đến 10 giờ. Mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Khi tắm nắng, không nên để ánh nắng trực tiếp vào đầu và mắt bé vì tia cực tím có thể ảnh hưởng đến bé.
Tìm nguyên nhân
Khóc sẽ khiến trẻ mệt và đổ mồ hôi. Lúc này mẹ hãy xem thử bé khóc là do đâu. Có thể là trẻ đói, hoặc cần thay tã mới hay đôi khi trẻ muốn được ẵm bế.
Nếu đổ mồ hôi đi kèm với một số dấu hiệu khác như nóng sốt, có ngưng thở lúc ngủ, mẹ hãy nghĩ đến các nguyên nhân bệnh lý. Để chắc chắn, phụ huynh nên cho trẻ đi khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác.
Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc trẻ đổ mồ hôi. Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Do đó, khi bé ra nhiều mồ hôi, cha mẹ nên kết hợp với các dấu hiệu khác để có xử trí kịp thời. Nếu còn lo lắng, hãy cho trẻ đến khám chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Unusual pattern of neonatal hyperhidrosishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4691908/
Ngày tham khảo: 14/05/2021
-
Sweating in Infants and Babieshttps://www.kidsheartshouston.com/answers/21878-sweating-in-infants-and-babies
Ngày tham khảo: 14/05/2021