YouMed

Trẻ sơ sinh: Nguồn dinh dưỡng nào tốt nhất?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thành
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thành
Chuyên khoa: Nội tiết – Thận

Trẻ sơ sinh là những thiên thần nhỏ mới chào đời, tất cả các hệ cơ quan của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ nên rất cần sự quan tâm chăm sóc cẩn thận. Trong đó, dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Và đương nhiên, giai đoạn này sữa là nguồn thức ăn duy nhất của bé.

Vậy thì sữa nào mới là tốt nhất? Một ngày trẻ cần bao nhiêu sữa? Liệu có sự khác biệt nào giữa trẻ đủ tháng và thiếu tháng hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Các giai đoạn của trẻ

Từ khi hình thành đến lúc trưởng thành trẻ trải qua các giai đoạn sau:

  • Trong bụng mẹ: phôi thai, bào thai.
  • Sơ sinh: 28 ngày đầu.
  • Nhũ nhi: 1-12 tháng.
  • Răng sữa: 1-6 tuổi.
  • Thiếu niên: 7014 tuổi.
  • Dậy thì: 15-20 tuổi.

    Các giai đoạn của trẻ
    Các giai đoạn của trẻ.

2. Vai trò của dinh dưỡng – Nhu cầu năng lượng

Mục đích dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ lớn, vị thành niên là duy trì cân nặng hiện tại, đảm bảo tăng trưởng cơ thể cũng như phát triển não bình thường.

Nhu cầu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, cả trẻ thiếu hoặc thừa nặng lượng. Trẻ thiếu năng lượng – dưỡng chất gây ảnh hưởng xấu lên tăng trưởng, phát triển và tình trạng sức khỏe sau này. Có thể gây giới hạn tăng trưởng, dù thiếu bất kỳ dưỡng chất nào. Còn trẻ thừa năng lượng – dưỡng chất có thể bị béo phì, đái tháo đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là việc rất quan trọng.

Năng lượng cần thiết được cơ thể sử dụng cho (1) chuyển hóa cơ bản; (2) tác dụng sinh nhiệt của thức ăn; (3) hoạt động thể chất và (4) tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên giai đoạn này, trẻ hoạt động thể chất chưa nhiều nên đa phần năng lượng cần cho 3 thành phần còn lại.

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày cần thiết cho trẻ: có sự khác biệt giữa trẻ đủ tháng và trẻ non tháng. Mục tiêu của dinh dưỡng để trẻ non tháng có thể đạt kịp tăng trưởng như trẻ đủ tháng. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ non tháng cao hơn trẻ đủ tháng.

  • Non tháng: 90-120 kcal/kg cân nặng/ngày; trung bình: 110 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Đủ tháng: 85-105 kcal/kg cân nặng/ngày; trung bình: 90kcal/kg cân nặng/ngày.

3. Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng trên cả tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều quảng cáo sữa nói rằng:”Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!” Thật vậy, sữa mẹ chính là quà tặng tuyệt diệu mà thiên nhiên đã dành cho con người. Sữa mẹ trải qua ba thời kỳ: sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng trên cả tuyệt vời.

Sữa non

Từ khi em bé mới lọt lòng đã có thể được hưởng những dòng sữa non ấm nóng đầu tiên của mẹ. Lượng sữa non rất ít, chỉ khoảng 15 ml, có màu hơi vàng sánh đặc, nhưng có nhiều kháng thể, vitamin A, rất đậm đặc và nhiều protein, cung cấp đủ năng lượng cho bé.

Ngoài ra sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ đào thải phân su, giảm mức độ vàng da, có yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp đường ruột bé trưởng thành phóng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác. Vì vậy nên cho bé bú càng sớm càng tốt trong vòng 60 phút đầu tiên, và tối đa trong 24 giờ đầu để được hưởng trọn vẹn tuyệt phẩm đầu đời này.

Sữa non và sữa chuyển tiếp
Sữa non (trái) và sữa chuyển tiếp (phải).

Sau đó chuyển thành sữa chuyển tiếp rồi đến sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành gồm có sữa đầu bữa bú và sữa cuối bữa bú. Sữa đầu bữa bú có màu hơi xanh cung cấp nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa bú có màu hơi trắng vì có chứa nhiều chất béo cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên còn lại (nếu bé chưa bú chưa đủ).

Sữa đầu nhiều nước và chất dinh dưỡng sữa cuối nhiều chất béo
Sữa đầu nhiều nước và chất dinh dưỡng (trái); sữa cuối nhiều chất béo (phải).
Thành phần Hàm lượng trong 100 ml
Năng lượng (kcal) 67
Chất đạm (g) 1.3
Chất béo (g) 4.2
Chất đường (g) 7.0
Natri  (mg) 15
Canxi (mg) 35
Phospho (mg) 15
Sắt (mcg) 76
Vitamin A (mcg) 60
Vitamin C (mg) 3.8
Vitamin D (mcg) 0.01

Ngoài ra sữa mẹ còn có các chất khác như:

  • Vi khoáng: mangan, magie, selen, đồng, kẽm.
  • Vitamin: B1, B2, B5, B6, B12, PP, biotin.
  • Folat, beta caroten.
  • Miễn dịch: lactoferrin, lysozym, IgA, IgG, IgM; đại thực bào, lympho bào.
  • Yếu tố kích thích sự phát triển: lactobacilli…
  • Chất đạm: có đủ các acid amin cần thiết và cân đối, tỷ lệ đạm whey/casein là 60/40, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Chất béo: chiếm 50% năng lượng, chủ yếu là acid béo không no, các tiền chất của DHA và ARA giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ và sự bền vững mạch máu.

Vì sao sữa mẹ lại là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Bởi vì lợi ích khi bú sữa mẹ không những có lợi ích tuyệt vời cho trẻ mà còn cho cả bà mẹ.

Trẻ bú mẹ sẽ giảm nguy cơ bị:

  • Bệnh hen.
  • Béo phì.
  • Đái tháo đường tuýp 1.
  • Bệnh lý đường hô hấp dưới nặng.
  • Viêm tai giữa.
  • Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng đường ruột.
  • Viêm ruột hoiaj tử đối với trẻ sinh non.

Bà mẹ cho con bú sẽ giảm nguy cơ mắc:

  • Ung thư vú.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Đái tháo đường tuýp 2.
  • Tăng huyết áp.

Từ tất cả những điều trên, bà mẹ hãy cân nhắc việc cho con bú sữa mẹ để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!

4. Chất lượng sữa me phụ thuộc những yếu tố gì?

Tâm lý

Stress làm giảm tiết sữa. Sau sinh, các bà mẹ thường có tâm trạng mệt mỏi, buồn phiền nên các ông bố và gia đình cần quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ nâng đỡ bà mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tất cả bà mẹ đều có thể có đủ sữa để nuôi 2 bé sinh đôi nếu biết cho bé bú đúng cách. Vì vậy, bà mẹ cần giữ tinh thần lạc quan và có niềm tin, nhé!

Chế độ ăn uống

Nhìn chung, chế độ ăn uống của mẹ, nếu có thể, sẽ ảnh hưởng chủ yếu lên lượng sữa chứ không phải thành phần sữa. Nếu mẹ suy dinh dưỡng hoặc quá kiêng khem sẽ làm giảm lượng sữa, tình trạng nặng có thể bị mất sữa.

NHƯNG: Thời gian hồi phục lại sữa mẹ là không giới hạn, miễn là bà mẹ thật sự mong muốn.

Thành phần sữa phụ thuộc vào nguồn chất dự trữ của mẹ. Đó là lí do vì sao nhiều bà mẹ mặc dù ăn không đủ chất dinh dưỡng khi cho con bú nhưng vẫn đảm bảo nguồn sữa cho em bé. Tuy nhiên nguồn dự trữ này sẽ giảm dần và cạn kiệt. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị và duy trì chế độ dinh dưỡng từ khi có kế hoạch mang thai cho đến khi đang cho con bú để đảm bảo nguồn sữa cho con.

5. Có phải bé nào cũng được bú sữa mẹ?

Không mà câu trả lời là không. Không phải trẻ nào sinh ra cũng may mắn được bú sữa mẹ, có thể hoàn toàn không được bú mẹ, cũng có thể chỉ phải tạm sử dụng sữa thay thế một thời gian ngắn. Có thể chia ra các nhóm tình huống sau:

5.1 Không cho con bú hay uống sữa mẹ nếu:

  • Trẻ mắc bệnh galactosemia: là bệnh lý chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp. (1)
  • Dương tính với HTLV-1 hoặc HTLV-2 (virus gây u Lympho T ở người) hoặc bị bệnh Brucellosis không điều trị. (2)
  • Mẹ sử dụng các thuốc gây nghiện: phencyclidine, cocaine (ngoại trừ trường hợp mẹ bị nghiện được giám sát bởi chương trình methadone, xét nghiệm HIV âm tính và âm tính với các chất gây nghiện khác). (3)
  • Nhiễm virus Ebola. (4)
  • Mẹ mắc HIV, có nguồn thức ăn thay thế và phù hợp hòan cảnh kinh tế gia đình.
  • Mẹ nghiện rượu.

Lưu ý: trường hợp (1), (2), (3), (4) là chống chỉ định tuyệt đối bú sữa mẹ, phải dùng sữa thay thế.

5.2 Mẹ không nên cho bé bú hay uống sữa mẹ tạm thời nếu:

Bị bệnh Brucellosis không điều trị (bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Brucella gây ra khi ăn thịt sống, uống sữa không được khử trùng hay tiếp xúc qua đường hô hấp, niêm mạc, vết thương hở với vi khuẩn, thường xuất hiện ở động vật).

Đang sử dụng thuốc:

  • Chích Vắc xin: bệnh sốt vàng.
  • Thuốc an thần, chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc điều trị nghiện rượu và nghiện chất.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc kích thích tiết sữa.
  • Một số loại thuốc thảo dược.

Mẹ đang điều trị xạ trị, hóa trị.

Mẹ bị nhiễm virus Herpes simplex (HSV) có sang thương ở vú đang tiến triển.

Những trường hợp này, mẹ có thể cho bé bú lại sau khi được bác sĩ điều trị, xác định tình trạng bệnh của mẹ an toàn cho bé bú. Các bà mẹ nên được hướng dẫn để duy trì việc tiết sữa và cho trẻ bú bằng sữa thay thế.

5.3 Mẹ không nên cho bé bú tạm thời nhưng có thể cho uống sữa mẹ vắt ra khi

  • Mẹ bị bệnh lao tiến triển.
  • Mẹ bị thủy đậu trong vòng từ 5 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh.

Lưu ý: mẹ bị nhiễm lao có thể bắt đầu cho bé bú sau khi được điều trị tấn công 2 tuần và không còn khả năng lây.

Cần có các biện pháp tách mẹ và bé sơ sinh tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc qua không khí với nhau tạm thời, trong thời gian đó bé có thể uống sữa mẹ được vắt ra bình hoặc sữa thay thế. Đồng thời, bà mẹ nên được hướng dẫn cách duy trì tạo sữa. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ xác định không còn nguy cơ lây nhiễm, mẹ có thể cho bé bú lại bình thường.

5.4 Ngoài ra còn những tình huống

  • Em bé bị sứt môi chẻ vòm hầu. (1)
  • Sinh quá non cần dinh dưỡng chăm sóc đặc biệt. (2)
  • Mẹ bị áp xe vú 2 bên.(3)
  • Trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa khác như: phenylketon niệu, có thể bú mẹ một phần nhưng cần theo dõi sát và xét nghiệm để suy trì ngưỡng an toàn.
  • Mẹ đi làm sớm vì kinh tế khó khăn.
  • Mất sữa do dùng thuốc.
  • Sữa mẹ có chất gây vàng da.
  • Tâm lý người mẹ không muốn cho con bú.

Các trường hợp (1), (2), (3) bé có thể bú mẹ trở lại sau khi cải thiện tình trạng hiện tại.

6. Vậy sữa nào có thể thay thế cho sữa mẹ?

Hiện nay sữa được dùng nhiều nhất thay thế hòa toàn sữa mẹ là sữa bò dạng bột, được chế biến từ sữa bò tươi. Vì được xử lí qua nhiệt nên một phần đạm caseine bị phá hủy giúp cho trẻ dễ tiêu hóa hơn, đồng thời được bổ sung thêm các chất sao cho thành phần đường, đạm, mỡ, khoáng, vitamin, yếu tố vi lượng gần giống các thành phần này trong sữa mẹ, nhưng vẫn thiếu các loại vitamin như C, D,…

Hiện nay có hai loại sữa công thức chính là sữa cho trẻ dưới 6 tháng và sữa cho trẻ trên 6 tháng.

Sữa công thức dạng bột
Sữa công thức dạng bột.

Sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng:

  • Có thành phần đường toàn bộ là lactose, có loại thay thế bởi đường khác dành cho bé không dung nạp lactose.
  • Được bổ sung thêm acid béo thiết yếu.
  • Giảm protein gần bằng với hàm lượng protein sữa mẹ, nhưng nhiều lactoglobulin (dễ gây dị ứng sữa bò).
  • Ít muối.
  • Đạt tỉ lệ can-xi/phospho thích hợp cho sự hấp thu của trẻ như sữa mẹ.
  • Bổ sung sắt.
  • Bổ sung các vitamin.

Ngoài ra còn có các loại sữa đặc biệt khác dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò (sữa đạm thủy phân), cho trẻ non tháng nhẹ cân, dành cho trẻ suy dinh dưỡng…

Dưới đây là một vài so sánh sữa công thức với sữa mẹ

Ưu điểm: được điều chế tích cực để có thành phần giống sữa mẹ, thay thế được sữa mẹ làm nguồn dinh dưỡng cho bé.

Nhược điểm: không sánh được với chất lượng của sữa mẹ như:

  • Hàm lượng đạm cao nhưng khó tiêu hóa do chứa nhiều đạm casein, trẻ thải nhiều ure nên gan, thận làm việc nhiều hơn, do đó gan, thận trẻ uống sữa công thức to hơn trẻ bú mẹ.
  • Chất béo sữa mẹ nhiều acid béo không no dễ hấp thu, tăng tiêu hóa đạm và phù hợp với sự myelin hóa dây thần kinh não.
  • Đường sữa bò chủ yếu là alpha-lactose, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn E.coli dễ gây tiêu chảy. Trong khi sữa mẹ thành phần lại có beta-lactose giúp phát triển hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ và thích hợp cho sự chuyển hóa tế bào.

Khác

Sữa đặc có đường: là sữa bò đã tiệt tùng ở nhiệt độ cao và thêm 40% đường để ngăn cản sự phát triển của vi trùng, dễ bảo quản được lâu. Do chứa nhiều đường khi uống phải pha loãng, nên tỷ lệ đạm và béo quá ít so với sữa mẹ, vì vậy không đường dùng nuôi trẻ lâu dài. Tuy nhiên, không nên nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa đặc vì tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột.

Sữa đặc có đường.

7. Theo dõi sự phát triển của bé yêu:

Bé sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng:

Bú sữa mẹ Bú sữa công thức
Số lượng mỗi cữ bú Theo nhu cầu.

Hết một bên vú rồi mới bú vú bên còn lại nếu chưa no.

– Ngày 1: 10ml/cử

– Ngày 2: 20ml/cử.

– Ngày 3: 30ml/cử

– Ngày 4: 40ml/cử

– Ngày 5: 50ml/cử.

– Ngày 6: 60ml/cử

– Ngày 7: 70ml/cử.

– Tuần 2: 80ml/cử.

– Tuần 3: 90ml/cử.

-Tuần 4: 100ml/cử.

Hoặc có thể tính theo công thức sau đối với trẻ bú sữa mẹ vắt ra bình hoặc sữa công thức từ tuần thứ 2:

Thể tích mỗi cử bú = 10-30ml * cân nặng. Người chăm sóc bé tự điều chỉnh theo các tiêu chuẩn phía dưới.

Thời gian bú mỗi cữ Thời gian bú khoảng 10-15 phút.

Hoặc tự ngưng khi no.

Số cử bú/ngày Khoảng cách giữa hai cử bú khoảng 3-4 tiếng nếu trẻ bú đủ.

Khoảng 6-8 cử bú/ngày.

Số lần đi tiểu Ngày 1-2: khoảng 2 lần/ngày.

Ngày 3-4: tăng lên.

Ngày 5 trở đi: Bằng số cử bú, khoảng 6-8 tã nặng và ướt/ngày.

Số lần đi tiêu Ngày 1-2: màu xanh rêu, có thể hơn 1 lần/ngày.

Ngày 3-4: màu vàng nâu, có thể hơn 2 lần/ngày.

Ngày 5-7:

Phân vàng, hạt lổn nhổn, có thể nhiều hơn 2 lần/ngày. Phân xanh rêu hoặc xanh xám
Tăng cân Khoảng 20-30 gram/ngày.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này cho bé yêu từ khi mới lọt lòng mẹ, vì lợi ích quý báu cho cả bé và cả mẹ. Chỉ cần có niềm tin và biết cách cho con bú, mỗi bà mẹ đều có thể đủ sữa nuôi 2 bé sinh đôi.

Đừng lo lắng nếu bé không được bú sữa mẹ vì đã có sữa công thức, có hàm lượng dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ. Và theo dõi các dấu hiệu của bé yêu mỗi ngày đánh giá tình trạng của con, điều chỉnh cho phù hợp bạn nhé!

Nếu có bất kỳ lo lắng hoặc thắc mắc nào có thể đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được giải đáp và tư vấn thích hợp!

>> Xem thêm:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ

Cho trẻ sơ sinh uống nước nên hay không

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breastfeedinghttps://www.cdc.gov/breastfeeding/data/facts.html

    Ngày tham khảo: 12/09/2020

  2. Breastmilk Information

    https://www.infantnutritioncouncil.com/breastfeeding/

    Ngày tham khảo: 12/09/2020

  3. Nutritional management of newborn infants: practical guidelineshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2761573/

    Ngày tham khảo: 12/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người