Ứng dụng của dầu dừa trong điều trị rạn da
Nội dung bài viết
Rạn da là một tác dụng phụ khó chịu và không thể tránh khỏi của thai kỳ. Những vệt màu hồng này xuất hiện ở thời điểm khi mang thai sáu đến bảy tháng. Một số bà mẹ sử dụng các sản phẩm kem dưỡng chứa hóa chất để làm giảm các vết rạn da ở bụng, hông và ngực. Nhưng bạn có biết rằng các biện pháp tự nhiên có thể hiệu quả tốt tương tự như vậy? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị rạn da tự nhiên bằng dầu dừa trong bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo!
1. Dấu hiệu của rạn da
Trong tất cả những điều bạn mong muốn khi trở thành mẹ, chúng tôi khá chắc chắn rằng những vết rạn da không nằm trong danh sách trên. Nhưng sự thật là, bạn có thể nhận được điều ngoài mong đợi này. Nghiên cứu cho thấy 9 trong số 10 phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Thường là vào tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kì.
1.1. Mẹ của bạn có những vết rạn da
Di truyền đóng một vai trò rất lớn trong hầu hết mọi loại bệnh của con người. Và các vết rạn da cũng không ngoại lệ. Nếu mẹ của bạn bị rạn da trong thời kỳ mang thai. Đó có thể là do da thiếu thành phần elastin từ nhỏ. Các mô liên kết trong cơ thể như da cần elastin. Bởi vì nó giúp da trở lại hình dạng ban đầu sau khi căng dãn hoặc co lại. Vì vậy, làn da của bạn có thể phải chịu hậu quả tương tự nếu cũng thiếu chất này.
1.2. Bạn có thai khi còn trẻ
Có rất nhiều lý do để nhiều bạn trẻ bắt đầu cuộc sống gia đình ở tuổi trưởng thành sớm. Nhưng làm như vậy để tránh bị rạn da không phải là một trong số đó.
Da bao gồm ba lớp chính: thượng bì, trung bì và hạ bì. Vết rạn hình thành ở lớp hạ bì hoặc trung bì. Khi mô liên kết bị kéo dài vượt quá giới hạn đàn hồi của nó sẽ xuất hiện rạn da. Điều này thường là do sự giãn nở hoặc co rút đột ngột của da.
Khi cơ thể phát triển, các sợi mô liên kết trong lớp hạ bì từ từ giãn ra để phù hợp với sự tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến căng dãn đột ngột. Điều này làm cho lớp hạ bì bị rách. Hậu quả là các lớp da ở sâu hơn sẽ lộ ra và có thể hình thành các vết rạn da.
Do đó, nếu bạn mang thai ở độ tuổi quá sớm, tức là giai đoạn mà cơ thể đang dần hoàn thiện hơn sau tuổi dậy thì, vết rạn da sẽ dễ dàng xuất hiện hơn.
1.3. Bạn đã thay đổi cân nặng quá nhanh trong thời gian ngắn
Rạn da xảy ra khi da bạn không thể theo kịp tốc độ cơ thể thay đổi. Cố gắng hết sức để tăng cân từ từ khi mang thai có lẽ là điều nằm trong tầm kiểm soát của bạn để phòng ngừa rạn da. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng không tăng cân quá ngưỡng được khuyến cáo. Khoảng 10 đến 15kg nếu bạn có cân nặng trước khi mang thai bình thường là những gì bác sĩ sản khoa khuyên.
>> Xem thêm: Tăng cân bất thường: Coi chừng bị bệnh suy giáp!
1.4 Bạn đã bị rạn da ở tuổi dậy thì
Sự thay đổi nội tiết tố có thể góp phần làm tăng sự mỏng manh của da, khiến nó dễ bị rách hơn. Nếu bạn nhìn thấy những vết sẹo từ tuổi thiếu niên ở hông, bụng, ngực và mông, rất có thể điều này sẽ lặp lại.
Một phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ chia sẻ rằng cô bị rạn da ở ngực khi đến tuổi dậy thì. Nhưng phải đến tháng thứ bảy của thai kỳ, cô mới bắt đầu nhìn thấy những đường ngoằn nghèo ở phần bụng dưới của cô. Bây giờ khi cô ấy nhìn mình trong gương, cô ấy thừa nhận: “Chúng làm tôi khó chịu. Nhưng tôi cố gắng điều chỉnh lại suy nghĩ trong đầu. Tôi có một đứa bé hạnh phúc, khỏe mạnh, xinh đẹp. Nếu đây là sự hy sinh tôi phải làm để có được con bé thì có đáng gì?”
Mặc dù có những dấu hiệu này, nhưng bạn vẫn có thể muốn làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chúng. Các bác sĩ da liễu đồng ý cách phòng ngừa tốt nhất của bạn là dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày bằng một loại kem hoặc dầu. Nếu dự phòng không hiệu quả, một số phương pháp điều trị như dùng tia laser hay những cách làm tự nhiên như dầu dừa dưới đây có thể giúp bạn.
2. Dầu dừa hiệu quả như thế nào với những vết rạn da?
2.1. Công dụng của dầu dừa
Axit béo của dầu dừa dễ dàng hấp thụ vào da. Nó cũng chống viêm, chống nấm và vi khuẩn trên bề mặt da. Ngoài ra, còn giúp kích thích sản xuất collagen và tăng tốc độ phục hồi vết rạn da. Dầu dừa được sử dụng để làm mờ các vết sẹo và đã được chứng minh là khá hữu ích. Nó có đặc tính giữ ẩm tuyệt vời và cải thiện sự săn chắc của da. Các kích ứng gây ra trong khi mang thai có thể được giảm bằng cách áp dụng dầu dừa. Nó nuôi dưỡng làn da bị tổn thương nhờ vitamin E và củng cố hàng rào bảo vệ da.
Ở nhiệt độ phòng, dầu dừa đặc hơn và có tác dụng tương tự như kem dưỡng da. Một công dụng khác của dầu dừa là trì hoãn sự hình thành các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và chảy xệ của da. Đặc biệt, nó có thể điều trị các bệnh lí về da như bệnh vẩy nến, viêm da và bệnh chàm.
>> Xem thêm bài viết: Top 12 nguyên liệu thiên nhiên điều trị chàm hiệu quả
2.2. Những câu hỏi thường gặp
- Dầu dừa có tốt cho người mẹ khi mang thai?
Đúng! Dầu dừa hoàn toàn an toàn và sẽ không gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
- Làm thế nào tôi có thể tránh rạn da khi mang thai?
Trong khi mang thai, nhẹ nhàng xoa dầu dừa lên bụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp ngăn các vết rạn da xuất hiện.
- Cách sử dụng dầu dừa để loại bỏ vết rạn da?
Chỉ cần đổ một ít dầu dừa vào đầu ngón tay của bạn. Sau đó tiến hành xoa bóp lên vùng rạn da một cách nhẹ nhàng. Dầu dừa càng tinh khiết và nguyên chất sẽ có hiệu quả càng tốt. Ngoài ra, bạn thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc da bằng dầu dừa ở bài viết “Chăm sóc da bằng dầu dừa như thế nào cho phù hợp?“.
- Mất bao lâu để dầu dừa giảm vết rạn da?
Sử dụng dầu dừa hàng ngày ít nhất 2 lần. Lặp lại tối thiểu 1 tháng sẽ giúp bạn thấy giảm vết rạn da rõ ràng. Một số trường hợp bắt đầu thấy những thay đổi nhỏ chỉ trong vài ngày. Nhưng với những trường hợp khó hơn sẽ thấy kết quả tốt hơn trong vài tuần đầu tiên.
- Khi nào nên tránh sử dụng dầu dừa trên vết rạn da của bạn?
Tránh sử dụng dầu dừa nếu bạn có vết thương hoặc vết phồng rộp tại vùng rạn da.
3. Phương pháp điều trị rạn da tự nhiên
Ngoài dầu dừa, có nhiều phương pháp tự nhiên khác có thể giúp bạn xóa đi vết rạn da.
3.1. Nha đam
Phần cuống lá xanh của cây nha đam lưu trữ rất nhiều nước và chất dinh dưỡng. Những thành phần này góp phần vào đặc tính chữa bệnh của nha đam cũng như khả năng giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da.
Bạn hãy sử dụng phần thân cây. Sau khi bỏ vỏ, lấy phần nha đam còn lại thoa vào vết rạn da của bạn. Đừng rửa sạch chúng. Ngoài ra, bạn có thể mua gel lô hội và thoa lên vết rạn da của bạn 1 lần mỗi ngày.
3.2. Lòng trắng trứng
Nhờ các axit amin và protein của chúng, lòng trắng trứng có thể tái tạo làn da đã bị căng ra quá mức. Bằng cách đánh bông hai lòng trắng trứng bằng nĩa và thoa lên vùng da của bạn và để khô. Sau đó rửa sạch chúng. Có thể thoa thêm với một lớp kem dưỡng ẩm hoặc dầu ô liu. Lặp lại quy trình này mỗi ngày (hoặc vài lần mỗi tuần) và chờ xem kết quả nhé.
3.3. Nước chanh
Bạn có biết rằng nước chanh có thể làm bẩn mặt bàn và vải. Nhưng những loại trái cây có tính axit này cũng có thể tẩy trắng vết rạn da. Ngâm một khăn nhỏ trong nước cốt chanh. Sau đó đắp khăn lên da của bạn trong khoảng 10 phút. Nếu làm điều này thường xuyên, các axit tự nhiên của nước chanh sẽ làm mờ vết rạn da của bạn.
3.4. Đường
Ngoài việc sử dụng đường như một loại gia vị quan trọng trong các bữa ăn, chúng còn có nhiều tác dụng khác khiến bạn bất ngờ đấy. Các hạt đường có hiệu quả như một chất tẩy da chết tự nhiên. Tẩy tế bào chết ở da có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da. Hơn nữa, nó cũng thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể.
Bạn có thể sử dụng đường hoặc kết hợp một chén đường với 1 muỗng canh các thành phần sau:
- Mật ong để giữ ẩm và làm săn chắc da hơn.
- Dầu ô liu nhằm giúp giữ ẩm và tăng độ đàn hồi cho da.
- Nước chanh sẽ khiến da sáng hơn.
Sau khi thoa hỗn hợp vào da của bạn trong vài phút, rửa sạch lại với nước. Lặp lại từ 1 đến 3 lần mỗi tuần.
3.5. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin E. Nếu bạn sử dụng các chất giữ ẩm cho da thường xuyên, bạn có thể xóa đi hoàn toàn những vết rạn da theo thời gian.
Lấy dầu ô liu thoa lên vùng rạn da của bạn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để cho làn da của bạn hấp thụ độ ẩm, bạn nên để nó qua đêm hoặc rửa sạch bằng nước ấm sau 20 – 30 phút.
3.6. Nghệ
Trong thức ăn, nghệ có rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Bao gồm khả năng giảm sưng và viêm. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều công dụng của nghệ ở bài viết “Nghệ: Giải pháp an toàn cho sức khỏe của bạn“. Chất curcumin – một thành phần trong loại gia vị màu vàng này có thể điều trị các vết rạn da.
Trộn bột nghệ hoặc củ nghệ tươi được nghiền nát với nước lọc, nước chanh hoặc dầu dừa để tạo thành một hỗn hợp sệt. Sau đó, thoa lên các vết rạn da 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Rửa lại với nước sau 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Vết rạn da thường mờ dần theo thời gian và dần dần không ai chú ý đến. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là nỗi ám ảnh về vẻ ngoài của nhiều phụ nữa sau khi mang thai khiến họ mất tự tin và không thấy thoải mái. Điều trị tại chỗ là các thực phẩm tự nhiên như dầu dừa có hiệu quả phục hồi bề mặt của da. Duy trì cân nặng hợp lí cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn phần nào tránh được các vết rạn da.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.