YouMed

Bệnh nhân mắc ung thư đại tràng có chữa được không?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm đem lại sợ hãi cho nhiều người. Mỗi loại ung thư đều có đặc điểm riêng. Tuy nhiên chúng vẫn có đặc điểm chung là tăng sinh không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Thông thường, khi mắc ung thư mọi người nghĩ đến cái chết. Thậm chí còn nghĩ cuộc sống sẽ kết thúc nhanh. Vậy sự thật có phải như vậy? Ung thư đại tràng có có chữa được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được suy nghĩ của ThS.BS Trần Quốc Phong về vấn đề này.

Triệu chứng ung thư đại tràng

Nếu bạn gặp những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đã mắc ung thư đại tràng. Chúng có thể bao gồm:

  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Thay đổi màu sắc của phân;
  • Thay đổi hình dạng phân, ví dụ như phân dẹt, hình lá lúa,…
  • Máu trong phân: bao gồm cả máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, máu ẩn trong phân hoặc máu phủ lên phân;
  • Chảy máu từ trực tràng;
  • Chướng bụng, cảm thấy muốn đi cầu nhưng không đi cầu được;
  • Co cứng bụng, cảm giác không thoải mái vùng bụng;
  • Đau bụng mơ hồ, âm ỉ kéo dài;
  • Sờ thấy một khối phồng bất thường ở vùng bụng;
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn không rõ nguyên nhân;
  • Sụt cân mặc dù không thực hiện chế độ giảm cân hoặc không có lý do giải thích được.

Tuy nhiên không phải khi một người mắc ung thư đại tràng sẽ có tất cả những dấu hiệu trên. Bạn có thể có một hoặc một vài triệu chứng trên. Thậm chí trong một vài trường hợp bạn sẽ không có bất cứ triệu chứng nào. Chúng chỉ được phát hiện khi bạn tầm soát bệnh định kỳ. Khi xuất hiện triệu chứng, chúng có thể rất khác nhau. Tuỳ theo vào kích thước và vị trí của ung thư mà bạn có thể có những triệu chứng khác nhau. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ là chìa khoá giải quyết mọi vấn đề. Ung thư đại tràng có chữa được không cũng phụ thuộc vào việc này. Chính vì vậy tầm soát sức khoẻ thường xuyên 2 lần 1 năm luôn được đề cao và luôn được bác sĩ nhắc nhở bệnh nhân của mình.

 Ung thư đại tràng
Minh họa ung thư đại tràng có chữa được không

Chẩn đoán ung thư đại tràng

Như đã nói, ung thư đại tràng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm. Chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng mang đến cho bạn cơ hội chữa khỏi tốt nhất. Trước khi cho bạn thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập bệnh sử của bạn  Bác sĩ cũng tiến hành ghi lại những triệu chứng mà bạn cảm thấy bất thường gần đây. Sau đó họ sẽ tiến hành thăm khám ổ bụng của bạn với mục đích tìm những khối u cục bất thường có thể sờ được nhằm xác định tổn thương.

Tuy nhiên việc làm này là chưa đủ để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ phải tiến hành các xét nghiệm khác để khẳng định được tình trạng của bạn. Các xét nghiệm có thể là:

1. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân có thể là xét nghiệm đầu tiên bạn được bác sĩ yêu cầu thực hiện. Tuy đơn giản nhưng nó lại tỏ ra tương đối hiệu quả. Phát hiện bệnh sớm, bạn sẽ được điều trị triệt để. Vì vậy ung thư đại tràng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào độ nhạy của những xét nghiệm này. Xét nghiệm phân được sử dụng để phát hiện máu ẩn trong phân. Có hai loại xét nghiệm máu ẩn trong phân dựa trên Guaiac (gFOBT) và xét nghiệm hoá miễn dịch phân (FIT). Các xét nghiệm cần được tiến hành mỗi năm hoặc 2 năm một lần.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân dựa trên Guaiac (gFOBT)

Guaiac là một chất có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng để phủ lên mẫu bệnh phẩm có chứa phân của bạn. Nếu trong phân có máu, thẻ thử sẽ thay đổi màu sắc. Một vài thực phẩm bạn cần phải tiến hành khiêng trong 7 ngày để tránh trường hợp dương tính hay âm tính giả. Những thực phẩm đó bao gồm một số loại thực phẩm và thuốc.

Chẳng hạn như thịt đỏ và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thức ăn chứa nhiều Fe, vitamin C. Bản thân xét nghiệm này có thể dương tính giả nếu như bạn có tình trạng chảy máu đường tiêu hoá trên. Chảy máu đường tiêu hoá trên do những bệnh lý khác gây ra mà không phải do ung thư đại trực tràng.

Xét nghiệm hoá miễn dịch phân (FIT)

FIT giúp phát hiện hemoglobin, là một thành phần tham gia cấu tạo hồng cầu. Xét nghiệm này được cho là có độ chính xác hơn vì nó ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hay thuốc. Đặc biệt FIT không có khả năng phát hiện chảy máu đường tiêu hoá trên. Vì vậy khi FIT dương tính thì khả năng cao là bạn đã có tình trạng chảy máu đường tiêu hoá dưới.

Xét nghiệm tại nhà

Muốn xét nghiệm được chính xác thì lượng phân cần phải nhiều. Bác sĩ có thể sẽ cung cấp cho bạn bộ kit xét nghiệm ở nhà.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Thiếu máu mạn tính có thể gặp trên những người bị mắc ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm chức năng gan hoặc một vài thông số khác còn giúp bác sĩ loại trừ các bệnh lý khác. Việc rút ngắn thời gian trong vấn đề chẩn đoán chắc chắn sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị tốt hơn.

3. Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một thủ thuật xâm lấn. Nó có liên quan đến việc sử dụng một ống dài với máy ảnh nhỏ gắn vào. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong đại tràng của bạn. Việc làm này cho bác sĩ một cái nhìn trực tiếp, khách quan về tình trạng trong lòng đại tràng của bạn.

Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ mô khỏi vùng bất thường. Mẫu mô này sau đó sẽ được sinh thiết mô học để biết rõ bản chất của nó. ACP khuyến nghị nội soi đại tràng 10 năm một lần. Trong khi đó BMJ khuyến nghị nội soi đại trọng mỗi năm một lần.

Nội soi đại trực tràng 
Nội soi đại trực tràng

4. X – quang

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành chụp X – quang tương phản bằng dung dịch tương phản phóng xạ có chứa bari. Bình thường việc chụp x quang này sẽ được tiến hành hai thì. Bác sĩ sẽ tiến hành bơm dung dịch tương phản này vào lòng đại tràng của bạn sau đó tiến hành chụp X – quang. Sau đó họ sẽ rút hết thuốc bari ra, sau đó bơm khí vào và tiến hành chụp lần 2. Việc chụp hai lần như vậy cho chất lượng hình ảnh rõ ràng và cải thiện chất lượng hình ảnh X- quang so với chụp X- quang truyền thống.

5. Chụp CT – Scan

Chụp CT – scan cung cấp cho bác sĩ một hình ảnh chi tiết về đại tràng. Tình trạng thâm nhiễm, khối u xâm lấn cũng sẽ được phát hiện trên CT – Scan. CT – Scan còn tỏ ra là một xét nghiệm hữu hiệu trong việc giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác. CT – Scan còn giúp phát hiện những vị trí di căn trong ung thư đại trực tràng. Việc phát hiện tất cả những thương tổn do ung thư đại trực tràng giúp bác sĩ định hướng điều trị cho bạn.

Ung thư đại tràng có chữa được không?

Phương pháp điều trị nào có khả năng giúp bạn nhất phụ thuộc vào tình huống cụ thể của từng cá nhân. Bao gồm vị trí ung thư, giai đoạn của nó, các bệnh lý kèm theo và tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn. Điều trị ung thư đại tràng liên quan đến phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như xạ trị và hoá trị.

Phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Nếu ung thư đang trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tiếp cận xâm lấn tối thiểu như:

  • Loại bỏ polyp trong quá trình nội soi.
  • Cắt bỏ niêm mạc qua nội soi đại tràng.
  • Phẫu thuật thông qua nội soi.

Phẫu thuật ung thư đại tràng khi ung thư tiến triển nhiều hơn:

  • Cắt đại tràng một phần.
  • Phẫu thuật tạo hậu môn tạm.
  • Loại bỏ hạch bạch huyết.

Phẫu thuật ung thư di căn

Nếu ung thư đã tiến triển rất xa hoặc di căn hoặc sức khoẻ tổng thể của bạn kém, bác sĩ sẽ đề nghị những phương pháp điều trị giảm đau, giảm triệu chứng thay vì tiến hành phẫu thuật. Có thể thấy tổng trạng của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp điều trị. Nó cũng quyết định nhiều đến câu hỏi ung thư đại tràng có chữa được không. Phẫu thuật còn được tiến hành cùng hoá trị và xạ trị. Việc làm này sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh cho bạn.

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Người ta thường có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu không mắc bệnh chắc chắn bạn sẽ không phải tìm hiểu câu trả lời cho việc ung thư đại tràng có chữa được không. Vì vậy thay vì chữa bệnh, hãy phòng bệnh thông qua việc

  • Giảm lượng thịt đỏ ăn vào.
  • Tránh thịt chế biến như xúc xích, pate,…
  • Ăn nhiều chất xơ, rau, củ, quả.
  • Giảm chất béo.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Giảm cân.
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
  • Giảm căng thẳng.
  • Quản lý bệnh tiểu đường có từ trước.

Một việc làm cần thiết nữa trong phòng ngừa là đảm bảo bạn nội soi hoặc tầm soát định kỳ ung thư đại trực tràng sau tuổi 50.

Như vậy ung thư đại tràng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán sớm. Ung thư được phát hiện càng sớm, kết quả càng tốt. Vì vậy hãy luôn đề cao trong việc khám sức khoẻ định kỳ. Kết hợp vào đó, bạn hãy luôn giữ thói quen ăn uống khoẻ mạnh, tránh xa những chất kích thích, độc hại. Tập thể dục thường xuyên để giữ sự tối ưu trong sức khoẻ của mình.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Colon Cancer - Symptoms and causeshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-cancer/symptoms-causes/syc-20353669

    Ngày tham khảo: 01/05/2021

  2. Colon Cancer - Diagnosis and treatmenthttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-cancer/diagnosis-treatment/drc-20353674

    Ngày tham khảo: 01/05/2021

  3. Colorectal Cancerhttps://www.healthline.com/health/colon-cancer

    Ngày tham khảo: 01/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người