Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Nội dung bài viết
Viêm cổ cung là tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến ở nữ. Khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, chị em phụ nữ thường cảm thấy lo lắng, mất tự tin. Đặc biệt trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ ắt hẳn sẽ lo liệu viêm cổ tử cung có mang thai được không. Để trả lời được câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến.
Viêm cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Đây là phần dưới của tử cung mở vào âm đạo. Tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân viêm cổ tử cung có thể do nhiễm trùng, dị ứng, hoặc kích ứng do tác động hóa học hoặc vật lý. Việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh viêm cổ tử cung rất quan trọng.
Bởi nếu bị nhiễm trùng, sự viêm nhiễm có thể lan đến tử cung và ống dẫn trứng, vào vùng chậu, khoang bụng và có thể đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, viêm cổ tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Với trường hợp viêm cổ tử cung mạn tính, phụ nữ có khả năng bị vô sinh rất cao. Bên cạnh đó, việc trả lời chính xác “Viêm cổ tử cung có mang thai được không?” còn phụ thuộc vào các yếu tố như: sức khỏe, tuổi tác, phương pháp điều trị và mức độ viêm,…
Trong trường hợp mắc viêm cổ tử cung từ bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai. Hậu quả có thể dẫn đến việc sản phụ bị chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai. Mặt khác, nó cũng có thể gây nhiễm trùng ở mắt và phổi của trẻ sơ sinh. Vì thế tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), bao gồm cả HIV, càng sớm càng tốt trong giai đoạn thai kỳ.
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai như thế nào?
Để giải đáp thắc mắc “Viêm cổ tử cung có mang thai được không?“, chị em phụ nữ cũng cần biết những phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và con khi mắc bệnh. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm cổ tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa nói chung, bạn nên đến đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán tác nhân và điều trị dứt điểm.
Thông qua khám và xét nghiệm dịch nhầy âm đạo, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm do nấm hoặc vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc đặt âm đạo phù hợp với tình trạng bệnh hoặc đang mang thai.
Những điều cần chú ý khi điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai
- Khi mang thai, không được tự ý dùng thuốc ngoài kê đơn, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.
- Không được tự ý dừng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
- Tùy theo tác nhân bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị cho cả chồng/ bạn tình.
- Không quan hệ tình dục khi đang trong quá trình điều trị viêm cô tử cung.
- Tránh lo âu, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
- Mặc quần lót cotton thoáng mát, Tránh mặc quần bó chật, ẩm ướt.
- Dùng khăn giấy lau chùi khô vùng kín trước khi mặc lại quần lót sau khi đi tiểu.
Mẹ bầu cần làm gì để tránh bị viêm cổ tử cung?
Để đánh tan nỗi lo “Viêm cổ tử cung có mang thai được không?“, chị em phụ nữ nên biết những cách phòng tránh bệnh hiểu quả.
Một trong những nguyên nhân gây viêm cổ tử cung đáng lo ngại nhất trước và trong khi mang thai là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì thế để giảm nguy cơ viêm cổ tử cung do lây nhiễm và hầu hết các bệnh STDs khác, bao gồm cả HIV, phụ nữ nên chỉ quan hệ chung thủy với một bạn tình và chắc chắn bạn tình không bị nhiễm bệnh.
Nếu quan hệ tình dịch ngoài mối quan hệ như vậy, một số lưu ý để giảm nguy cơ lây nhiễm bao gồm:
- Luôn sử dụng bao cao su bất cứ khi nào quan hệ tình dục – âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
- Giới hạn số lượng bạn tình. Không nên quan hệ khi mới uống rượu xong hoặc đang say. Nếu không, khi say rượu bạn sẽ khó nhớ sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân.
- Không quan hệ khi bạn tình có tổn thương ở bộ phận sinh dục hoặc có chảy mủ dương vật.
- Trường hợp bạn có mắc và đang điều trị STDs, hãy động viên bạn tình cũng nên được điều trị.
- Trường hợp có bệnh tiểu đường, hãy cố gắng kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Kết luận
“Viêm cổ tử cung có mang thai được không?” luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Bởi lẽ, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vì thế, mẹ bầu nên đăng ký khám thai sản và tầm soát các xét nghiệm về bệnh lây truyền tình dục, kể cả HIV. Với những phụ nữ có nhiều bạn tình, nên được tầm soát trước khi mang thai.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Cervicitishttps://www1.nyc.gov/assets/doh/downloads/pdf/std/std-cervicitis
Ngày tham khảo: 19/03/2021
- Cervicitishttps://www.webmd.com/women/guide/cervicitis