YouMed

Viêm tụy tự miễn có phải là ung thư tuyến tụy không?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Trước đây, viêm tụy tự miễn thường được chẩn đoán nhầm là ung thư tuyến tụy. Hai bệnh này tuy biểu hiện những dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, nhưng phương pháp điều trị hoàn toàn khác nhau. Việc chẩn đoán đúng rất quan trọng giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn. Cùng theo dõi bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Viêm tụy tự miễn là gì?

Đây là một bệnh viêm mãn tính do chính hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy. Từ đó làm hạn chế hoặc mất cả chức năng ngoại tiết và nội tiết của tuyến tụy. Dẫn đến các hậu quả như thiếu men tiêu hóa, đái tháo đường do thiếu insulin,…

Viêm tụy tự miễn được phân thành 2 loại: Loại 1 và loại 2.

  • Loại 1: Còn được gọi là viêm tụy liên quan đến IgG4, thường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm tuyến tụy, ống mật trong gan, tuyến nước bọt, thận và hạch bạch huyết.
  • Loại 2: Còn được gọi là viêm tụy ống trung tâm vô căn, chỉ ảnh hưởng đến tuyến tụy, mặc dù khoảng một phần ba số người mắc viêm tụy tự miễn loại 2 có liên quan đến bệnh viêm ruột.

Các biểu hiện và triệu chứng

Bệnh này rất khó chẩn đoán vì thông thường, nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi có triệu chứng, nó tương tự như triệu chứng của ung thư tuyến tụy, bao gồm:

  • Nước tiểu sậm.
  • Phân nhạt màu.
  • Da và mắt vàng.
  • Đau vùng trên hoặc giữa của bụng.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, mất sức.
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc luôn cảm thấy đầy bụng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm tụy tự miễn là vàng da không kèm đau bụng, gây ra bởi các ống mật bị tắc.

Xem thêm: Viêm tụy cấp : Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh ?

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Những người bị viêm tụy tự miễn loại 1 thường là nam giới và có độ tuổi trên 60.
  • Những người bị viêm tụy tự miễn loại 2 thường xuất hiện ở cả 2 giới. Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh viêm ruột đi kèm, đặc biệt là viêm loét tá tràng và trên 40 tuổi.

viem-tuy-tu-mien

Những biến chứng của bệnh

  • Suy tụy: Viêm tụy tự miễn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết ra các enzyme tiêu hóa của tuyến tụy. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, sụt cân, bệnh xương chuyển hóa, thiếu vitamin hoặc khoáng chất.
  • Đái tháo đường: tuyến tụy là cơ quan sản xuất insulin, insulin có chức năng điều hòa đường trong máu. Vì vậy, viêm tụy tự miễn có thể gây ra bệnh tiểu đường và khi mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể cần điều trị bằng thuốc uống hoặc chích insulin.
  • Vôi hóa tụy hoặc sỏi.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Viêm tụy tự miễn rất khó chẩn đoán, vì các dấu hiệu và triệu chứng của nó rất giống với ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác viêm tụy tự miễn hay ung thư tụy là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, ung thư tụy nếu không được chẩn đoán có thể dẫn đến việc trì hoãn hoặc không nhận được các phẫu thuật kịp thời.

Những người bị viêm tụy tự miễn, tuyến tụy có xu hướng gia tăng kích thước, tuy nhiên cũng có trường hợp tụy có một khối giống như u. Để xác định chẩn đoán và xác định loại viêm tụy tự miễn, xét nghiệm máu và hình ảnh học là cần thiết.

  • Xét nghiệm hình ảnh: CT, MRI, siêu âm nội soi (EUS) và nội soi đường mật ngược dòng (ERCP).
  • Xét nghiệm máu: nồng độ globulin miễn dịch IgG4. Những người mắc viêm tụy tự miễn loại 1 sẽ có nồng độ IgG4 trong máu cao. Tuy nhiên, xét nghiệm dương tính không nhất thiết có nghĩa là bạn mắc bệnh. Một  số ít người không bị bệnh cũng có nồng độ IgG4 trong máu cao.
  • Sinh thiết lõi qua nội soi.

Phương pháp điều trị bệnh

  • Đặt stent đường mật. Trước khi bắt đầu dùng thuốc, đôi khi bác sĩ sẽ chèn một ống để dẫn lưu ống mật (đặt stent đường mật) ở những người có triệu chứng vàng da tắc nghẽn. Tuy nhiên, thường thì vàng da cải thiện khi điều trị bằng steroid. Đôi khi dẫn lưu được khuyến cáo nếu chưa thể chẩn đoán chắc chắn.
  • Steroid. Các triệu chứng của bệnh thường cải thiện sau một đợt điều trị ngắn bằng thuốc prednisolone hoặc prednisone. Thậm chí, có một số người còn đáp ứng rất nhanh.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Khoảng 30 – 50% số người sau khi điều trị bị tái phát. Để giúp giảm các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng steroid kéo dài, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại thuốc ức chế miễn dịch.  

Xem thêm: Thuốc ức chế miễn dịch Cellcept (Mycophenolate mofetil): Những thông tin cơ bản

Các điều trị khác gồm:

  • Điều trị suy tụy. Nếu bạn không đủ enzyme tuyến tụy, bạn có thể cần bổ dung enzyme.  
  • Điều trị bệnh đái tháo đường. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ cần điều trị thích hợp. Có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin dạng chích.
  • Theo dõi các cơ quan khác. Loại 1 thường liên quan đến các cơ quan khác ngoài tụy, bao gồm hạch to và tuyến nước bọt lớn lên, sẹo của các ống dẫn mật, viêm gan và bệnh thận. Mặc dù những dấu hiệu này có thể giảm bớt hoặc biến mất hoàn toàn với liệu pháp steroid, chúng ta vẫn cần tiếp tục theo dõi chúng.

Viêm tụy tự miễn là một bệnh lý rất dễ chẩn đoán nhầm. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng do sự mất hay giảm chức năng của tuyến tụy. Bạn nên đến khám bác sĩ để được thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autoimmune-pancreatitis/symptoms-causes/syc-20369800

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người