YouMed

Xét nghiệm AFP là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Ung thư là căn bệnh khiến rất nhiều người lo lắng vì những hệ lụy mà nó để lại. Trong đó, ung thư gan là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến đứng đầu tại Việt Nam. Do đó, việc xét nghiệm sàng lọc ung thư gan từ giai đoạn sớm rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc xét nghiệm AFP – một xét nghiệm quan trọng để phát hiện nhiều bệnh lý về gan và một số bộ phận khác trên người trưởng thành. Ngoài ra, xét nghiệm này còn chẩn giúp phát hiện nhiều vấn đề bẩm sinh ở trẻ em.  Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu thêm về xét nghiệm AFP qua bài viết sau.

Nồng độ AFP là gì?

AFP là viết tắt của cụm từ alpha-fetoprotein. Loại protein này là một protein huyết tương được sản xuất bởi túi noãn hoàng phôi và gan của thai nhi.1 Nồng độ AFP trong cơ thể người mẹ thường tăng cao khi một em bé được sinh ra và giảm nhanh chóng sau đó.

Ngoài thời kỳ mang thai và sinh nở, nồng độ AFP cũng tăng cao đáng kể khi cơ thể bị tổn thương gan hoặc mắc một số bệnh ung thư. Cụ thể là bệnh viêm gan, xơ gan, tăng men gan mạn tính hoặc khối u gan. Ngoài ra, protein này cũng được tìm thấy ở người bị ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng.2

Nồng độ AFP trong máu tăng cao khi gan bị tổn thương
Nồng độ AFP trong máu tăng cao khi gan bị tổn thương

Xét nghiệm AFP là gì?

Xét nghiệm AFP là một kiểm tra để đo nồng độ alpha-fetoprotein trong máu. Đây được ví như là chất “chỉ điểm khối u” ở những người bị ung thư gan bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan hoặc u nguyên bào gan (hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ sơ sinh).2

Lúc này, AFP gia tăng với nồng độ cao bất thường. Nó còn giúp phát hiện ung thư ở tinh hoàn và buồng trứng. Xét nghiệm này cũng là một cách kiểm tra cho phụ nữ mang thai để sàng lọc sức khỏe cho thai nhi.2

Xét nghiệm AFP tiêu chuẩn sẽ đo được tổng AFP trong cơ thể. Bên cạnh đó, AFP tồn tại ở một số dạng khác nhau. Một trong số chúng là AFP dạng L3. Sự gia tăng tỷ lệ L3 có liên quan đến việc cảnh báo nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan trong tương lai gần và có tiên lượng kém hơn.2

Xét nghiệm AFP để làm gì?

Xét nghiệm này thường được chỉ định để theo dõi những người mắc bệnh gan mãn tính như xơ gan, viêm gan B mãn tính hoặc viêm gan C. Vì những đối tượng bệnh nhân này có nguy cơ phát triển ung thư gan trong quãng đời còn lại. Tuy nhiên, các hướng dẫn hiện nay đều không khuyến khích sử dụng xét nghiệm AFP cho những bệnh này. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm AFP cùng các chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm nhất. Điều này giúp cho việc điều trị được dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, xét nghiệm AFP được thực hiện để theo dõi phản ứng của cơ thể với liệu pháp điều trị khi người bệnh bị ung thư biểu mô tế bào gan hoặc dạng ung thư sản xuất AFP khác.2

Xét nghiệm AFP-L3 cũng được chấp nhận sử dụng ở một số quốc gia (Nhật Bản,…). Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan. Đặc biệt ở bệnh nhân bị viêm gan mạn tính. Nó cũng được dùng để đánh giá đáp ứng điều trị ở người bị ung thư biểu mô tế bào gan.2

Ngoài ra, nồng độ AFP trong huyết thanh, nước ối và nước tiểu có chức năng như một xét nghiệm sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh hay những bất thường nhiễm sắc thể. Do đó, AFP trong huyết thanh của người mẹ là một phần của các xét nghiệm sàng lọc ba hoặc bốn lần về sự bất thường của thai nhi.2

Xét nghiệm AFP quan trọng vì nó góp phần phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm
Xét nghiệm AFP quan trọng vì nó góp phần phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm

Những ai cần thực hiện xét nghiệm?

Khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm AFP:2

  • Khi nghi ngờ bị ung thư gan hoặc ung thư tinh hoàn, buồng trứng. Lúc này người bệnh có thể sờ thấy khối u ở vùng bụng hoặc chẩn đoán hình ảnh có hình ảnh “u”.
  • Khi đã được chẩn đoán và điều trị ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng. Lúc này xét nghiệm được thực hiện để theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Khi bạn cần được theo dõi về sự tái phát của ung thư.
  • Khi bạn bị viêm gan mãn tính hoặc xơ gan và cần được theo dõi bệnh thường xuyên.

Bên cạnh đó, xét nghiệm AFP còn được thực hiện ở phụ nữ mang thai trong các trường hợp sau:1

  • Tuổi người mẹ cao.
  • Những lần sinh trước con bị dị tật về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh (như dị tật ống thần kinh).
  • Tiền sử gia đình có các dị tật bẩm sinh hoặc sai lệch nhiễm sắc thể (như hội chứng Down, nứt đốt sống) cần thực hiện xét nghiệm AFP khi mang thai.

Thời điểm làm xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP được thực hiện khi một người đang mang thai. Nhất là khoảng thời gian từ tuần 16 đến tuần thứ 22 của thai kỳ.

Bên cạnh đó, xét nghiệm cũng được chỉ định khi một người trưởng thành có các nguy cơ cao mắc ung thư liên quan đến alpha-fetoprotein.3

Quy trình xét nghiệm

Xét nghiệm AFP hay còn gọi với cái tên xét nghiệm máu AFP. Trong quá trình tiến hành xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ thực hiện những bước sau:3

  • Đặt một cây kim nhỏ vào một trong các tĩnh mạch ở cánh tay.
  • Thu thập một ống (lọ) máu với lượng phù hợp.
  • Rút kim ra, dùng bông ép lên vị trí vừa lấy máu.
  • Mẫu máu được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.

Xét nghiệm này thường tốn khoảng 5 phút. Nó được thực hiện nhanh chóng và thường ít hoặc không gây đau đớn cho hầu hết mọi người.

Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP là gì?

Bạn có thể tham khảo chỉ số AFP bình thường như sau:2

  • Nồng độ alpha-fetoprotein ở nam giới và phụ nữ không mang thai khác nhau tùy theo độ tuổi và chủng tộc. Nồng độ chủ yếu nằm trong khoảng từ 0 – 40 ng/ml.
  • Mức AFP của phụ nữ trong thai kỳ bắt đầu tăng từ khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ cho đến khi thai được khoảng 32 tuần. Từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20, nồng độ AFP thường dao động trong khoảng 10 – 150 ng/ml.
  • Nồng độ AFP trong máu của người lớn hơn 200 ng/ml ở bệnh nhân xơ gan cho thấy bằng chứng rõ ràng của ung thư biểu mô tế bào gan.
Ngoài khả năng tầm soát ung thư, xét nghiệm AFP còn giúp chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ sơ sinh
Ngoài khả năng tầm soát ung thư, xét nghiệm AFP còn giúp chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ sơ sinh

Khi nồng độ AFP thay đổi, nó là biểu hiện cho một số vấn đề hoặc bệnh lý.2

Nồng độ AFP huyết thanh của của mẹ mang thai tăng cao
  • Dị tật ống thần kinh (ví dụ: nứt đốt sống, thiếu não).
  • Omphalocele.
  • Chứng đau dạ dày.
Mức AFP huyết thanh của mẹ mang thai thấp
  • Hội chứng Down.
AFP ở phụ nữ hoặc nam giới không mang thai tăng cao

Lưu ý khi xét nghiệm

Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần uống đủ nước để quá trình lấy mẫu máu được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.3 Bên cạnh đó, bạn không nên hút nhiều thuốc lá vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả, gây dương tính giả.2

Xét nghiệm AFP ở đâu? Bao nhiêu tiền

Nên thực hiện xét nghiệm AFP ở các bệnh viện phụ sản ở các tỉnh, thành phố lớn.

Hiện nay có không ít đơn vị xét nghiệm AFP trên cả nước. Thế nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo yêu cầu chất lượng và độ chính xác. Đặc biệt, với những mẹ bầu mang thai lần đầu có thể sẽ khá xa lạ với xét nghiệm AFP.

Sức khỏe của bà mẹ và trẻ em luôn được đưa lên hàng đầu. Vì vậy cần chọn lựa đơn vị thực hiện xét nghiệm có độ uy tín cao. Hiểu được những nỗi lo lắng, YouMed đã giải đáp câu hỏi về việc xét nghiệm AFP giá bao nhiêu và thực hiện xét nghiệm này ở đâu. Thông qua các nội dung khách quan và khoa học của bài viết Xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền và ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết này để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những kiến thức quan trọng của xét nghiệm AFP. Đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng để tầm soát dị tật bẩm sinh, bệnh về gan, tinh hoàn, buồng trứng (đặc biệt là ung thư).

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Alpha Fetoproteinhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430750/

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  2. Alpha-fetoprotein (AFP) Tumor Markerhttps://www.testing.com/tests/alpha-fetoprotein-afp-tumor-marker/

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  3. Alpha-Fetoprotein (AFP) Testhttps://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/24301-alpha-fetoprotein-test

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người