Xét nghiệm D-Dimer khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Nội dung bài viết
Xét nghiệm D-Dimer khi mang thai là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định nhằm kiểm tra hiện tượng khối máu đông và một số căn bệnh liên quan. Mục đích nhằm nhanh chóng đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy cùng Bác sĩ Trần Thế Minh tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm này qua bài viết sau.
Xét nghiệm D-Dimer khi mang thai là gì?
Xét nghiệm D Dimer khi mang thai là phương pháp được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nhằm phát hiện ra một số bệnh lý liên quan đến huyết khối, đặc biệt là hiện tượng rối loạn đông máu ở mẹ bầu.1 2
Thông thường, quá trình hình thành các cục máu đông và quá trình tiêu cục máu đông luôn cân bằng. Khi có cục máu đông, nồng độ D-Dimer trong máu sẽ tăng cao và sẽ về mức bình thường khi cục máu đông tan. Tuy nhiên, nếu cục máu đông không tan hoặc hình thành máu đông bất thường ở các mạch máu bên trong cơ thể sẽ vô cùng nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi.
Cần lưu ý, D-Dimer là xét nghiệm không thường được chỉ định trong thai kỳ. Chỉ một số trường hợp đặc biệt được bác sĩ yêu cầu mới có thể thực hiện.
Xét nghiệm D-Dimer khi mang thai có cần thiết không?
Về cơ bản, mẹ bầu có thể chung sống bình thường với hội chứng tăng đông máu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, hội chứng này cũng có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:3
- Hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung.
- Thiểu năng nhau thai/ suy tuần hoàn nhau thai.
- Sinh non.
- Sảy thai.
Với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra ở trên, việc thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi mang thai là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đối tượng nào nên làm xét nghiệm D-Dimer khi mang thai?
Các bác sĩ khuyến cáo, các mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm D-Dimer để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai. Đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Đã từng có tiền sử sảy thai từ 3 – 5 lần mà không rõ nguyên nhân.
- Đã từng có tiền sử bị lưu thai.
- Đã từng sinh non vì tiền sản giật, sản giật hoặc bất thường ở nhau thai.
- Đã từng mắc các bệnh lý huyết khối khi mang thai.
Nếu mẹ có một trong các trường hợp trên thì phải báo với bác sĩ Sản khoa của mình ngay. Phát hiện sớm và được điều trị kịp thời các bệnh lí sẽ thai kỳ an toàn và bé được sinh ra khỏe mạnh.
Xét nghiệm D-Dimer có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không?
Xét nghiệm D-Dimer khi mang thai là cần thiết, nhằm phát hiện nhanh chóng tình trạng bệnh lý, chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng đến thai nhi.
Hiện chưa có báo cáo về các rủi ro nghiêm trọng gặp phải khi xét nghiệm D-Dimer trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại nơi kim tiêm được đưa vào, nhưng hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng.1
Tuy nhiên, xét nghiệm này nên được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Các kỹ thuật tiến hành xét nghiệm D-Dimer khi mang thai
Có 2 kỹ thuật xét nghiệm định lượng D-dimer đang được áp dụng hiện nay:4
Xét nghiệm D-Dimer ngưng tập trên latex (Latex agglutination D-Dimer)
Xét nghiệm kỹ thuật này có độ nhạy thấp. Xét chỉ phát hiện khi có nhiều cục đông hình thành. Nếu chỉ có một cục máu đông thì kết quả vẫn âm tính. Do đó, phương pháp này dùng để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
Xét nghiệm D-Dimer siêu nhạy (ultrasensitive D-Dimer)
Xét nghiệm này tiến hành bằng kĩ thuật ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để xác định nồng độ D-Dimer. So với phương pháp trên thì xét nghiệm này có độ nhạy rất cao, dù chỉ có 1 cục đông nhỏ thì vẫn cho kết quả dương tính.
Quy trình xét nghiệm D-Dimer khi mang thai
Xét nghiệm D-Dimer được thực hiện với huyết tương, kỹ thuật viên sẽ lấy máu vào đựng trong ống có chất chống đông.
Các chỉ số bình thường trong xét nghiệm D-Dimer:5
- Đối với xét nghiệm latex: chỉ số < 500 μg/L hoặc < 0,5 mg/L.
- Đối với xét nghiệm đo độ đục miễn dịch: < 250 ng/ml.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi xét nghiệm D-Dimer?
- Khác với các xét nghiệm máu thông thường, bạn không cần thiết phải nhịn ăn trước khi tiến hành lấy máu.
- Mẹ bầu nên báo với bác sĩ về các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.
- Hãy giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc trước ngày thực hiện xét nghiệm.
- Trong quá trình mang thai, kết quả D-dimer có thể cao hơn mức của người bình thường. Mẹ bầu không cần quá lo lắng, khi đó bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm khác chẩn đoán chính xác hơn.
Mẹ bầu nên làm xét nghiệm D-Dimer ở đâu?
Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm D-Dimer được thực hiện tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn những cơ sở uy tín và đáng tin cậy, đặc biệt chuyên về phụ sản; để có được kết quả chuẩn xác nhất, tránh gây tâm lý hoang mang lo lắng và “tiền mất tật mang”, đặc biệt là trong giai đoạn đang mang thai.
YouMed đã tổng hợp một số cơ sở uy tín và chi phí xét nghiệm/gói khám trọng bảng dưới đây. Bạn đọc lưu ý, giá của các xét nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm, số lượng xét nghiệm, và chính sách của từng cơ sở.
Tên cơ sở | Địa chỉ | Chi phí xét nghiệm |
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) | 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội | Định lượng D-Dimer: 768.000 VNĐ |
Bệnh viện Bạch Mai | 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội | Định lượng D-Dimer 253.000 VNĐ (Đã bao gồm BHYT) |
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC | Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội | Định lượng D-Dimer 253.000 VNĐ (Đã bao gồm BHYT) |
Bệnh Viện An Sinh | 10 Trần Huy Liệu, P.12, Phú Nhuận, TP.HCM | D.Dimer: 350.000 VNĐ
|
Bệnh viện Nhân dân 115 | 527 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP.HCM |
|
Trung tâm Diag
(Tại TP HCM) |
|
D-Dimer: 450.000 VNĐ |
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về xét nghiệm D-Dimer khi mang thai. Mẹ bầu và gia đình nên lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
D-Dimer Testhttps://medlineplus.gov/lab-tests/d-dimer-test/
Ngày tham khảo: 02/11/2022
-
D-dimer testing in pregnancyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15692237/
Ngày tham khảo: 02/11/2022
-
Maternal inherited thrombophilia and pregnancy outcomeshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7401936/#:~:text=Thrombophilia%20is%20a%20group%20of,to%20patients%20with%20atypical%20thrombosis.
Ngày tham khảo: 02/11/2022
-
D‐dimer test for excluding the diagnosis of pulmonary embolismhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6457638/
Ngày tham khảo: 02/11/2022
-
D-Dimer, Plasmahttps://www.mayocliniclabs.com/test-catalog/Overview/602174#Clinical-and-Interpretive
Ngày tham khảo: 02/11/2022