Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai
Nội dung bài viết
Tiêm phòng trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết nhất là với phụ nữ mang thai. Với mẹ bầu việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ khi mang thai sẽ giúp mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ. Ngoài ra, có thể giúp bé sinh ra được khỏe mạnh, tránh các dị tật bẩm sinh. Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai là gì? Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam theo dõi vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của tiêm phòng thai kỳ
Vắc-xin rất cần thiết, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai. Vì vắc-xin có vai trò to lớn đối với cả sức khỏe của người mẹ và bé.
Đối với người mẹ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ gặp nhiều tình trạng thay đổi về thể chất. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của mẹ cũng dần suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm (dị ứng thời tiết, cảm cúm, nhiễm lạnh, sởi, thủy đậu, rubella,…). Những căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.1
Trong một số trường hợp thai nhi có thể:2
- Ngừng phát triển (sảy thai).
- Nhẹ cân.
- Trẻ chết lưu.
- Tình trạng sinh non.
- Hoặc dị tật bẩm sinh.
Đó chính là lý do tại sao phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Mục đích để tránh ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai.
Đối với thai nhi
Việc tiêm phòng khi mang thai cho người mẹ trước khi mang thai sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời.2Từ đó, có thể giúp tránh các ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai.
Một số loại vắc-xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ đó, giúp trẻ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.2
Chủ động tiêm phòng trước khi mang thai giúp hạn chế các tác dụng phụ đối với thai nhi.
Một số loại vắc-xin vi-rút sống được khuyến cáo không nên tiêm trong thời kỳ mang thai vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.3Những loại vắc-xin này chỉ nên tiêm trước hoặc sau thai kỳ.
Do đó, để tiêm phòng khi mang thai diễn ra an toàn, mẹ bầu cần tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Tiêm vắc-xin trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiêm ngừa vắc-xin cho mẹ bầu có thể tránh ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai. Do đó, theo quy định sẽ chống chỉ định các loại vắc-xin sống giảm độc lực như:4 5
- Vắc-xin đậu mùa.
- Vắc-xin sởi – rubella – quai bị.
- Vắc-xin thủy đậu.
- Vắc-xin phòng lao BCG.
Hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu về nguy cơ đối với bào thai do việc tiêm vắc-xin bất hoạt hoặc vắc-xin giải độc tố đối tượng này:4
- Phụ nữ mang thai lúc 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh cúm cao. Do đó, cần tiêm vắc-xin ngừa cúm bất hoạt cho đối tượng này.
- Nếu có nguy cơ phơi nhiễm với vi-rút bại liệt hoang dại có thể dùng vắc-xin bại liệt có thể dùng cho phụ nữ mang thai.
- Không chống chỉ định tiêm vắc-xin viêm gan B cho đối tượng này.
- Vắc-xin viêm gan A não mô cầu, phế cầu cần được đánh giá và cân nhắc khi tiêm cho phụ nữ mang thai để phòng tránh thêm các bệnh này.
Một số điều cần phải chú ý khi tiêm vắc-xin2
Việc tiêm phòng vắc-xin thai kỳ đầy đủ cũng giúp trẻ có được khả năng miễn dịch thụ động truyền từ mẹ sau khi chào đời.
Thực tế có một số loại vắc-xin có khả năng giúp bào thai tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ đó, giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các vắc-xin tiêm trước và khi mang thai đều rất an toàn và không gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Ngoài ra, các loại vắc-xin bất hoạt hoặc vắc-xin tái tổ hợp được khuyến cáo và cho phép tiêm cho phụ nữ mang thai như:
- Vắc-xin ngừa cúm.
- Vắc-xin phòng viêm gan B.
- Vắc-xin uốn ván.
Do đó, mẹ không nên lo lắng về việc tiêm phòng để có thể tránh ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai.
Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do vậy, nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên.2
Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin trước mang thai và trong thai kỳ. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh nguy cơ cho mẹ và bé trong giai đoạn mang thai.2
Tuy nhiên, vì một số lý do nhiều phụ nữ quên tiêm phòng khi mang thai. Từ đó, nếu không may mắc bệnh thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng:2
- Bào thai bị dị tật.
- Ngừng phát triển.
Các ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai2
1. Bệnh sởi
Nếu mẹ đang mang thai bị bệnh sởi thì thai nhi có thể:
2. Bệnh quai bị
Trong tháng 1, 2, 3 và tháng thứ 7, 8, 9 thai kỳ, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ rất cao mắc:
- Dị tật bẩm sinh.
- Thậm chí có thể chết lưu, sinh non.
3. Bệnh rubella
Trong tháng 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ mắc bệnh thì đến 90% thai nhi có nguy cơ:
- Bị dị tật não.
- Mắc các bệnh về tim, mắt, tai.
- Hoặc không thể tiếp tục phát triển.
4. Bệnh thủy đậu
- Trường hợp người mẹ mắc thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
- Nếu mắc thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh thì đứa trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh và có thể dẫn tới tử vong.
5. Bệnh cúm
- Tuy không gây biến chứng nghiêm trọng cho mẹ nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Đặc biệt lưu ý trong trường hợp người mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
6. Viêm gan B
- Trường hợp mẹ bị nhiễm vi-rút viêm gan B thì rất có khả năng sẽ lây cho bé trong quá trình sinh nở.
- Trẻ em sơ sinh nếu không may nhiễm vi-rút viêm gan thì khả năng cao khi trưởng thành sẽ diễn tiến thành bệnh xơ gan, ung thư gan.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai rất nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Hãy đến các trung tâm tiêm chủng để được thăm khám và tư vấn tiêm phòng phù hợp nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI: NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶPhttps://vnvc.vn/vac-xin-can-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-nhung-thac-mac-thuong-gap/
Ngày tham khảo: 14/10/2022
-
4 LÝ DO NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAIhttps://vnvc.vn/4-ly-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/
Ngày tham khảo: 14/10/2022
-
Vaccines During Pregnancy FAQshttps://www.cdc.gov/vaccinesafety/concerns/vaccines-during-pregnancy.html
Ngày tham khảo: 14/10/2022
-
TIÊM VẮC XIN CHO PHỤ NỮ MANG THAI (PNMT) CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI GÌ KHÔNG CHO BÀ MẸ VÀ CHO THAI NHI?https://vnvc.vn/faq/tiem-vacxin-cho-phu-nu-mang-thai-co-gay-anh-huong-cho-me-va-thai-nhi-khong/
Ngày tham khảo: 14/10/2022
-
Who should have the BCG (TB) vaccine?https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/when-is-bcg-tb-vaccine-needed/
Ngày tham khảo: 14/10/2022