Cách bấm huyệt chữa đau bụng đúng và an toàn
Nội dung bài viết
Hầu hết mọi người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chướng bụng; đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khó chịu khác. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể xuất hiện thường xuyên hơn và có thể phải điều trị; đối với những người có dạ dày nhạy cảm. Bấm huyệt là một phương pháp điều trị y học cổ truyền được cho là có hiệu quả đối với chứng đầy hơi; chướng bụng và đau dạ dày cùng với các bệnh lý khác. Vậy bấm huyệt chữa đau bụng có lợi cho hệ tiêu hóa hay không; và cách bấm huyệt để giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Để biết thêm thông tin về phương pháp này, mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền tìm hiểu qua bài viết sau.
Đau bụng là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đau bụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng đau bụng là dấu hiệu của bệnh lý nào. Đau bụng có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lí. Tuy nhiên, nhiễm trùng; viêm, tắc nghẽn và rối loạn đường ruột là nguyên nhân chính.
Nhiễm trùng ở ruột và máu; cổ họng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn; dẫn đến đau bụng. Những bệnh nhiễm trùng này cũng có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa; chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.
Co thắt liên quan đến kinh nguyệt cũng là một nguồn tiềm ẩn của đau bụng dưới; nhưng chúng thường được biết đến là nguyên nhân gây đau vùng chậu.
Các nguyên nhân gây đau bụng phổ biến khác bao gồm:
- Táo bón.
- Bệnh tiêu chảy.
- Viêm dạ dày ruột.
- Trào ngược axit (gây ra chứng ợ nóng và các triệu chứng khác khi chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản).
- Nôn mửa.
- Căng thẳng.
Đau bụng mãn tính có thể được gây ra do các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Phổ biến nhất là:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Đại tràng co thắt hoặc hội chứng ruột kích thích.
- Bệnh Crohn.
- Không dung nạp lactose (loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa mà cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose).
Đau bụng dữ dội có thể do các nguyên nhân gây bao gồm:
- Vỡ nội tạng (chẳng hạn như ruột thừa vỡ hoặc viêm ruột thừa).
- Sỏi túi mật (được gọi là sỏi mật).
- Sỏi thận, nhiễm trùng thận.
Lợi ích của phương pháp bấm huyệt trị đau bụng
Các nghiên cứu về việc sử dụng bấm huyệt trị đau bụng còn thưa thớt; thay vào đó hầu hết các nghiên cứu tập trung vào châm cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu lâm sàng cho thấy bấm huyệt có thể có tác động tích cực đến các triệu chứng đau bụng như đầy hơi và chướng bụng.
Trong một nghiên cứu của Arivash Abbasi cùng cộng sự; các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của bấm huyệt; đối với 70 bệnh nhân chạy thận nhân tạo bị táo bón. Bệnh nhân được bấm huyệt 3 lần mỗi tuần trong thời gian 4 tuần. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng; tăng giải phóng khí và cải thiện chức năng ruột khi kích thích các điểm bấm huyệt ở bụng thông thường.
Xem thêm: Châm cứu trị tiêu chảy và những điều bạn cần biết
Cách bấm huyệt chữa đau bụng
Túc tam lý, kí hiệu huyệt là ST36
Nằm trên kinh Vị và được cho là có ảnh hưởng đến: Bụng, hệ thần kinh đối giao cảm; làm chủ năng lượng.
Vị trí điểm huyệt: Dưới xương bánh chè khoảng 4 ngón tay; về phía mép ngoài khoảng 1 chiều rộng 1 ngón tay.
Để xoa bóp điểm này: Đặt hai ngón tay lên điểm túc tam lí. Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn bằng cách sử dụng lực ấn nhẹ nhàng và chắc chắn. Xoa bóp trong 2-3 phút và lặp lại ở chân còn lại.
Tam âm giao, kí hiệu huyệt là SP6
Nằm trên kinh Tỳ và được cho là có ảnh hưởng đến: Bụng dưới, hệ thần kinh đối giao cảm.
Vị trí điểm huyệt: Cách xương mắt cá trong khoảng độ rộng 4 ngón tay.
Để xoa bóp điểm này: Đặt một đến hai ngón tay trên điểm Tam âm giao. Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn bằng cách sử dụng lực ấn nhẹ nhàng và chắc chắn. Xoa bóp trong 2-3 phút và lặp lại ở chân còn lại.
Khí hải, kí hiệu huyệt là CV6
Nằm trên mạch Nhâm và được cho là có ảnh hưởng đến: Bụng dưới, năng lượng tổng thể của cơ thể.
Vị trí điểm: Khoảng độ rộng hai ngón tay dưới lỗ rốn.
Để xoa bóp điểm này: Đặt hai đến ba ngón tay vào vị trí điểm. Sử dụng lực ấn nhẹ nhàng, di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn. Đảm bảo không ấn quá mạnh vì khu vực này có thể nhạy cảm. Mát xa trong 2–3 phút.
Trung quản, còn được gọi là CV12
Cũng nằm trên mạch Nhâm và được cho là có ảnh hưởng đến: Bụng trên, các phủ dương; bao gồm bàng quang và đởm.
Vị trí điểm: Điểm giữa rốn và mỏm xương ức.
Để xoa bóp điểm này: Đặt hai đến ba ngón tay trên điểm Trung quản. Ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, đảm bảo không ấn quá mạnh. Mát xa trong 2–3 phút.
Vị du, kí hiệu huyệt là BL21
Nằm trên kinh Bàng quang và được cho là có ảnh hưởng đến: Đau bụng; rối loạn tiêu hóa.
Vị trí điểm: Giữa liên đốt D12-L1 đo ra ngoài 1.5 thốn ở hai bên cột sống.
Để xoa bóp điểm này: Đặt một đến hai ngón tay trên điểm Vị du. Dùng tay ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Mát xa trong 1–2 phút. Không xoa bóp điểm này nếu bạn có bất kỳ tình trạng chống chỉ định nào; chẳng hạn như đĩa đệm bị trượt hoặc cột sống yếu.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau bụng
Việc thực hiện bấm huyệt chữa đau bụng khá là dễ dàng. Mọi người có thể nhờ một người khác thực hiện việc này hoặc tự mình thao tác.
Lưu ý là lực bấm các huyệt chữa đau bụng phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; gây dễ chịu cho người được bấm huyệt.
Có thể tự bấm huyệt tại nhà không?
Bài viết này giúp các bạn có thể tự bấm huyệt tại nhà mỗi khi có đau bụng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm đau tạm thời. Các bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám và chẩn đoán về tình trạng của mình.
Kiêng cử khi bấm huyệt chữa đau bụng
Đang mắc các bệnh lý da liễu; ở những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt; thì không nên tác động. Ví dụ như tổn thương nổi mụn nước; viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt thì không nên thao tác bấm huyệt chữa bệnh.
Những phương pháp đông y khác chữa đau bụng
Ngoài ra, trong Đông y còn có các phương pháp khác để chữa đau bụng như nhĩ châm, dùng thuốc sắc, châm cứu…
Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh một cách khoa học
Trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt chữa đau bụng hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa đau bụng bằng y học cổ truyền; thì hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What’s Causing Your Abdominal Pain and How to Treat Ithttps://www.healthline.com/health/abdominal-pain#causes
Ngày tham khảo: 11/10/2021
-
5 Acupressure Points for Gas and Bloatinghttps://www.healthline.com/health/acupressure-points-for-gas#sanyinjiao-sp-6
Ngày tham khảo: 11/10/2021