YouMed

Người mắc bệnh tiểu đường có châm cứu được không?

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tiểu đường hay Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa phổ biến. Nó đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là sự sống còn của con người. Ngày nay, việc điều trị nhiều phương pháp khác nhau giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ nhập viện. Châm cứu chữa tiểu đường và các triệu chứng của tiểu đường ngày càng được chứng minh hiệu quả. Hãy cùng YouMed tìm hiểu liệu bệnh tiểu đường có châm cứu được không?

Sơ lược về tiểu đường

Tiểu đường hay Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa phổ biến. Tiểu đường mãn tính rất dễ dẫn đến tổn thương mạch máu, từ đó dẫn đến hàng loạt biến chứng tiểu đường ở tim, gan, dạ dày, thận, cơ, thần kinh ngoại biên,… Biến chứng tiểu đường có thể gây ra bệnh mạch vành ở tim, đột quỵ, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới gây hậu quả chết người; trong năm 2012, chỉ riêng tiểu đường đã gây ra cái chết cho 1,5 triệu bệnh nhân trong khi các biến chứng của nó đã cướp đi sinh mạng của 2,2 triệu bệnh nhân khác.

Tiểu đường là bệnh mạn tính phổ biến ngày nay
Tiểu đường là bệnh mạn tính phổ biến ngày nay

Người bệnh tiểu đường có châm cứu được không?

Người bệnh tiểu đường có thể châm cứu. Nhưng người bệnh cần thăm khám ở cơ sở y học cổ truyền uy tín. Châm cứu còn mang đến một số công dụng dành cho người tiểu đường như sau.

Tác dụng hạ đường huyết

Tăng đường huyết, do rối loạn chức năng bài tiết insulin hoặc suy giảm chức năng sinh học của insulin, là một trong những đặc điểm cơ bản nhất của bệnh đái tháo đường.

Châm cứu đã nhiều lần được xác nhận là có tác dụng rõ ràng trong việc giảm lượng đường trong máu. Các nghiên cứu hiện có đã phát hiện ra rằng việc điều chỉnh dẫn truyền thần kinh; biểu hiện protein và các đường dẫn tín hiệu giúp tăng độ nhạy insulin. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bằng châm cứu chữa tiểu đường.

Lý thuyết mô tả có sự kết nối thần kinh bề mặt cơ thể (tiết đoạn thần kinh); và các cơ quan nội tạng như tụy. Các chức năng chính của một huyệt tác động vào các cơ quan bên trong thông qua hệ thống tiết đoạn thần kinh liên quan với huyệt. Chỉ cần một nhóm huyệt nằm trên cùng một tiết đoạn thần kinh thì chức năng của chúng tương tự nhau cho dù chúng không nằm trên cùng một đường kinh lạc.

Một yếu tố ban đầu quan trọng khác của bệnh đái tháo đường tuýp 2 là tình trạng kháng insulin. Một trong những chỉ số đặc trưng của kháng insulin là mức insulin lúc đói (FINS) cao. Châm cứu được báo cáo làm giảm mức FINS và bảo vệ hình thái tế bào, cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng kháng insulin.

bệnh tiểu đường có châm cứu được không
Châm cứu giúp cải thiện tình trạng đường huyết

Cải thiện các biến chứng do tiểu đường

Cải thiện biến chứng bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường type 2 lên tới hơn 60% và trong số đó chỉ có khoảng 53% bệnh nhân thần kinh ngoại biên do tiểu đường còn sống sau 3 năm kể từ khi bệnh xuất hiện. Nó có thể làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh cảm giác; và làm giảm cảm giác hoặc cử động.

Điều trị tại chỗ có thể làm tăng dẫn truyền cảm giác một cách hiệu quả và giảm bớt các triệu chứng như tê bì, châm chích,…

Trong đó, châm cứu điện, cấy chỉ và thủy châm mecobalamin được chứng minh là làm tăng biểu hiện của yếu tố tăng trưởng thần kinh, thúc đẩy quá trình tái tạo các dây thần kinh và sửa chữa các tổn thương của dây thần kinh.

Bàn chân tiểu đường

Bàn chân của bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện loét do rối loạn vi tuần hoàn chi dưới. Nguyên do từ bệnh thần kinh tiểu đường và tổn thương cấu trúc mạch máu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thủy châm Vitamin B1 tại điểm Giải khê (ST41). Mục đích cải thiện vi tuần hoàn, duy trì sự cân bằng ban đầu ở bệnh nhân tiểu đường.

Nghiên cứu cơ chế điều trị bệnh gan do tiểu đường

Gan có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể con người. Tăng đường huyết lâu dài có thể gây hại cho cấu trúc của gan, do đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và hình thành một vòng luẩn quẩn.

Các lý thuyết hiện tại chỉ ra rằng điện châm tăng tiết insulin phụ thuộc vào glucose, trong khi, tế bào gan giảm alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), và các dấu ấn sinh học của tổn thương tế bào gan trong huyết thanh. Những thay đổi này bảo vệ tế bào gan và cuối cùng cải thiện bệnh gan do tiểu đường.

Cách châm cứu phổ biến dành cho bệnh nhân tiểu đường

Thận trọng khi châm

Thận trọng khi sử dụng châm cứu chữa tiểu đường, do đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường là môi trường “yêu thích” của vi khuẩn. Khi châm cần sát trùng vùng châm kỹ lưỡng, đúng cách trước và sau châm.

Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường thường giảm cảm giác. Do đó, hạn chế sử dụng các phương pháp nhiệt như cứu ngải, chiếu đèn hồng ngoại, …

Các huyệt châm, cách châm

Có thể hào châm, điện châm, cấy chỉ, thủy châm, … vào các huyệt tùy theo thể trạng bệnh như:

  • Nếu người bệnh khát nhiều dùng huyệt: phế du, thiếu thương
  • Nếu người bệnh ăn nhiều: tỳ du, vị du, túc tam lý
  • Nếu người bệnh tiểu nhiều: thận du, quan nguyên, phục lưu, thủy tuyền

Tùy theo tình hình sinh hoạt của bệnh nhân có thể châm hàng ngày hoặc cách ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng nhĩ châm, mai hoa châm.

Lưu ý cho người mắc tiểu đường khi châm cứu

Ắt hẳn chúng ta đã giải đáp được câu hỏi người bệnh tiểu đường có châm cứu được không. Nhưng cũng cần lưu ý những điều sau. Đối với người mắc bệnh tiểu đường đầu tiên cần thay đổi, tiết giảm trong chế độ ăn uống, tăng vận động thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe. Từ đó, người bệnh duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.

Tiếp đến, người bệnh cần theo dõi sát mức đường huyết trong ngày và mức HbA1C trong 03 tháng để đánh giá các biện pháp điều trị có đạt kết quả như mong muốn hay không.

Đồng thời, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh, mức đường huyết trước khi châm cứu để bác sĩ quyết định phương pháp phù hợp.

Người bệnh theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Người bệnh nên chú ý ăn uống và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên

Những phương pháp Đông y khác hỗ trợ bệnh tiểu đường

Tùy theo thể bệnh của người mắc tiểu đường mà bác sĩ Y học cổ truyền kê thêm một số bài thuốc phù hợp. Bài thuốc giúp cải thiện các tình trạng của tăng đường huyết như: khát nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều,…

Đối với người có biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường như tê bì, giảm cảm giác ở bàn chân, bàn tay,… có thể kết hợp xoa bóp bấm huyệt nhằm tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng giúp giảm triệu chứng kể trên.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo 60 động tác dưỡng sinh của cố Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Hưởng để nhằm nâng cao sức khỏe toàn thân, cải thiện tình trạng chung của cơ thể.

Đông y giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường
Xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường

Bài viết đã cùng bạn trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có châm cứu được không. Hiện nay, tỉ lệ mắc tiểu đường ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Do vậy, việc điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường cần có cách nhìn toàn diện, bao quát. Châm cứu cùng với những phương pháp khác như một chiến lược tổng lực điều trị tiểu đường hiệu quả cao. Quý bạn đọc muốn điều trị bằng châm cứu chữa tiểu đường nói riêng và Y học cổ truyền nói chung nên đến cơ sở chuyên khoa Y học cổ truyền.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Acupuncture for type 2 diabetes mellitus: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trialshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31383426/

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  2. Manual Acupuncture for Treatment of Diabetic Peripheral Neuropathy: A Systematic Review of Randomized Controlled Trialshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3771980/

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  3. Acupoint Therapy on Diabetes Mellitus and Its Common Chronic Complications: A Review of Its Mechanismshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6217896/

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người