YouMed

Betasiphon là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Dược sĩ Trần Việt Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Việt Linh
Chuyên khoa: Dược

Betasiphon là thuốc gì? Thuốc này có thành phần và công dụng như thế nào? Người dùng cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Dược sĩ Trần Việt Linh tìm hiểu về sản phẩm qua bài viết sau nhé!

Thành phần hoạt chất: cao lỏng Râu Mèo, cao lỏng Actiso, dung dịch Sorbitol.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Bar, Boganic,…

Betasiphon là thuốc gì?

Betasiphon là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar. Thuốc với thành phần từ những dược liệu tự nhiên như actisorâu mèo, có tác dụng điều trị các bệnh về gan, mật, thận, các bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng.

Thuốc được bào chế dạng dung dịch uống.

Quy cách đóng gói: hộp 18 ống x 15 ml và hộp một chai 120 ml.

Thuốc Betasiphon bào chế ở dạng lỏng đựng trong ống thủy tinh
Thuốc Betasiphon bào chế ở dạng lỏng đựng trong ống thủy tinh

Thành phần của thuốc Betasiphon

1. Ống 5 ml1

Hoạt chất: 

  • Cao lỏng Râu mèo (Orthosiphon stamineus Extract) 1:1 1 ml;
  • Cao lỏng Actisô (Cynara scolymus Extract) 1:1 2,4 ml;
  • Dung dịch Sorbitol (tương ứng với Sorbitol 1 g).

Tá dược vừa đủ 5 ml.

2. Chai 120 ml1

Hoạt chất:

  • Cao lỏng Râu mèo (Orthosiphon stamineus Extract) 1:1 24 ml;
  • Cao lỏng Actisô (Cynara scolymus Extract) 1:1 57,6 ml;
  • Dung dịch Sorbitol (tương ứng với Sorbitol 24 g).

Tá dược: Đường trắng, methyl hydroxybenzoat, propylhydroxybenzoat, caramel bột, ethanol 96%, nước tinh khiết vừa đủ 120 ml

Công dụng của từng thành phần trong Betasiphon

Cao Râu mèo và Actiso là hai thành phần chính trong Betasiphon với các công dụng như sau:

  • Cao Râu mèo: có tác dụng làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng thải trừ ure, acid uric, clorua, sắc tố mật, không độc và có thể dùng lâu dài. Được dùng làm thuốc lợi tiểu, giải độc trong các trường hợp đường tiết niệu, sỏi niệu.2
  • Cao Actiso: có tác dụng lợi mật, tăng thải trừ các chất thải của mật, giảm cholesterol, giảm ure máu, lipid máu, giúp giải độc gan, lợi tiểu.3

Chỉ định của Betasiphon

Thuốc được dùng để phối hợp điều trị các bệnh như:1

Cách dùng và liều dùng của Betasiphon

1. Cách dùng

Sản phẩm được bào chế dạng lỏng, dùng đường uống.

2. Liều dùng

Tùy vào đối tượng mà liều lượng sản phẩm sử dụng khác nhau:

  • Người lớn: mỗi lần uống 5 ml (khoảng 1 muỗng cà phê), ngày dùng từ 3-4 lần.
  • Trẻ em: mỗi lần uống 5 ml (khoảng 1 muỗng cà phê), ngày dùng 2 lần.

Giá của Betasiphon bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường sản phẩm có giá khoảng 48.000 VNĐ/hộp 18 ống x 5ml, và 36.750 VNĐ/chai 120ml. Tuy nhiên, giá sản phẩm có thể thay đổi tùy theo thị trường và chính sách bán hàng của từng cửa hàng.

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc với liều cao, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế biết về những triệu chứng bất thường gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Tiêu chảy là tác dụng phụ điển hình của Betasiphon
Tiêu chảy là tác dụng phụ điển hình nhất của Betasiphon

Tương tác thuốc

Betasiphon có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, khi dùng sản phẩm chung với các thuốc khác sẽ làm rút ngắn thời gian di chuyển của các thuốc. Từ đó làm giảm sự hấp thu của các thuốc uống cùng. Khuyến cáo khi sử dụng nên uống cách xa các thuốc khác.

Các đối tượng chống chỉ định của Betasiphon

Các đối tượng sau chống chỉ định với thuốc:1

Lưu ý sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt

1. Phụ nữ có thai và cho con bú

Betasiphon chống chỉ định cho phụ nữ mang thai do có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú vì có thể gây rối loạn nước và điện giải.

Không dùng Betasiphon cho phụ nữ có thai
Không dùng Betasiphon cho phụ nữ có thai

2. Sử dụng thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc

Hiện chưa có báo cáo về tác dụng bất lợi của thuốc trên người láy xe và vận hành máy móc.

Cách xử lý khi quá liều

Do tác dụng lợi tiểu nên khi quá liều thuốc sẽ có dấu hiệu rối loạn nước và điện giải. Bù nước và điện giải là biện pháp cần thiết khi xử trí khi quá liều thuốc.

Hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời khi quá liều.

Cách xử lý khi quên một liều

Nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng khuyến cáo. Nếu liều đã quên gần với liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng theo như lịch uống thuốc. Không uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên. Vì điều này có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm cho người dùng.

Trong trường hợp thời điểm nhớ ra liều đã quên cách xa liều tiếp theo thì nên sử dụng ngay khi nhớ ra.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

  • Chỉ dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Khi gặp phải những tác dụng không mong muốn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
  • Xem hạn sử dụng trước khi dùng. Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng, đổi màu, biến chất.

Cách bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30°C. Để xa tầm tay của trẻ em.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Betasiphon. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin hoặc giải đáp thắc mắc về thuốc. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Betasiphonhttps://drugbank.vn/thuoc/Betasiphon&VD-25104-16

    Ngày tham khảo: 29/04/2023

  2. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học. Trang 219-220.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=235

    Ngày tham khảo: 29/04/2023

  3. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học. Trang 221-222..https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=237

    Ngày tham khảo: 29/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người