YouMed

Bệnh quai bị uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị?

BS Tô Hồng Phương Thanh
Tác giả: Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh
Chuyên khoa: Truyền nhiễm

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ paramyxovirus. Quai bị có biểu hiện đặc trưng là viêm tuyến vùng mang tai. Bệnh có thể phòng ngừa nhưng hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Vậy, khi bị quai bị uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị? Các cách điều trị khác ra sao? Mời bạn cùng Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.

Quai bị: Một số điều cơ bản cần biết

Trước khi tìm hiểu bị quai bị uống thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại paramyxovirus. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc tiếp xúc gần với người bệnh. Bệnh quai bị ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt, nhất là tuyến mang tai. Triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt.1

Các triệu chứng của bệnh quai bị xuất hiện sau khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng biểu hiện rất nhẹ.2

Những triệu chứng đầu tiên có thể giống với các triệu chứng khi nhiễm cúm như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, dấu hiệu sưng tuyến nước bọt thường bắt đầu trong vòng vài ngày. Các triệu chứng sưng tuyến nước bọt có thể bao gồm:2

  • Sưng một hoặc cả hai tuyến ở 2 bên mặt.
  • Đau hoặc nhạy cảm quanh chỗ sưng.
  • Sưng tuyến nước bọt dưới hàm hiếm khi xảy ra.

Vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh quai bị. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều được tiêm chủng vắc xin ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR). Người lớn và người chưa mắc bệnh quai bị có thể tiêm phòng tùy theo nhu cầu.2

Khi mắc quai bị, bệnh nhân thường bị sưng một hoặc cả hai tuyến nước bọt ở hai bên mặt
Khi mắc quai bị, bệnh nhân thường bị sưng một hoặc cả hai tuyến nước bọt ở hai bên mặt

Bệnh quai bị uống thuốc gì?

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số loại thuốc khi bị quai bị có thể uống để điều trị hỗ trợ.

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol3

Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol là thuốc có sẵn mà không cần kê đơn bác sĩ. Nếu có triệu chứng sốt, sưng đau nhiều, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc giảm đau. Tuy nhiên paracetamol có thể gây tổn thương gan nếu không dùng đúng cách hoặc quá liều.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, hạ sốt khi có dấu hiệu sốt cao, sưng và đau nhiều
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, hạ sốt khi có dấu hiệu sốt cao, sưng và đau nhiều

2. NSAIDs3

Thuốc kháng viêm không steroid – NSAIDs cũng có thể giúp giảm sưng đau hoặc sốt. Thuốc này có thể cần kê đơn hoặc không. Tác dụng phụ của NSAIDs là gây loét dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Thận trọng khi dùng NSAIDs ở người có các bệnh lý dạ dày, các bệnh lý đông máu,…

3. Thuốc an thần

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc an thần liều nhẹ với mục đích giúp người bệnh giảm mệt mỏi, dễ ngủ và bớt căng thẳng.

4. Thuốc bổ sung ion điện giải3

Khi bị sốt có thể làm cơ thể mất nước cùng với các chất điện giải. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại dịch bù nước và điện giải. Dung dịch bù nước phổ biến không cần kê đơn là Oresol (ORS). ORS có lượng nước, muối và đường phù hợp mà bạn cần để thay thế chất lỏng trong cơ thể.

5. Vitamin B, C, E, thực phẩm bổ sung

Bổ sung vitamin B, vitamin C, vitamin E sẽ làm tăng cường sự đề kháng của cơ thể, củng cố hàng rào miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể có thể nhanh chóng đẩy lùi tác nhân gây bệnh.

6. Thuốc kháng sinh

Nếu không có các biến chứng khác, thuốc kháng sinh thường không được chỉ định. Chỉ áp dụng loại thuốc này cho các trường hợp quai bị có bội nhiễm thêm vi trùng.

Một số biện pháp điều trị quai bị khác

1. Điều trị quai bị bằng gừng

Gừng có nhiều công dụng đã được biết đến trong y học. Trong đó, một số nghiên cứu đã chứng minh gừng có tác dụng chống virus, chống viêm, giảm sưng, giảm đau.4 5 Các đặc tính này sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh quai bị. Bạn có thể sử dụng gừng để điều trị quai bị bằng cách:

  • Làm khô củ gừng.
  • Nghiền gừng thành bột nhuyễn.
  • Đắp bột này lên chỗ đau nhức sẽ làm dịu cơn đau.

Bạn có thể ăn gừng sống – một trong những biện pháp khắc phục tại nhà tốt cho bệnh quai bị.

Đặc tính chống viêm, giảm sưng, giảm đau của gừng có thể hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị quai bị
Đặc tính chống viêm, giảm sưng, giảm đau của gừng có thể hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị quai bị

2. Điều trị quai bị bằng tỏi

Cũng giống như gừng, tỏi là cách chữa quai bị tại nhà từ thiên nhiên. Đặc tính chống virus của tỏi rất hữu ích trong việc điều trị bệnh quai bị. Cắt tỏi thành những lát nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Các kết quả tích cực có thể được ghi lại một cách nhanh chóng. Mặt khác, sử dụng tỏi có thể nâng cao hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh.6

3. Lô hội Ấn độ

Tương tự như gừng, lô hội là một loại thảo dược tự nhiên được chứng minh có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau.7 8 Do đó, lô hội cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do quai bị.

4. Nước gạo

Nước gạo chứa nhiều tinh bột, vì vậy quan điểm dân gian tin rằng nước gạo này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho bạn khi bạn đang bị quai bị. Ngoài ra, có thể cho thêm chút muối và một thìa bơ để món ăn thêm hấp dẫn. Bạn có thể chỉ cần lấy một chén gạo và sau đó đun sôi trong hai cốc nước. Lọc hỗn hợp này trước khi uống.

Cách phòng bệnh quai bị

Vắc xin phòng ngừa

Tiêm vắc xin đơn giá hoặc tam giá 3 trong 1 (quai bị, sởi, rubella). Tiêm vắc-xin quai bị được khuyến khích chỉ định cho các đối tượng sau:9

  • Người từ 1 tuổi trở lên, chưa mắc quai bị hoặc chưa bao giờ được tiêm chủng.
  • Khách du lịch đến các địa điểm là vùng dịch tễ.
  • Nhân viên y tế làm việc tại các địa điểm là vùng dịch tễ.

Vệ sinh, rửa tay3

Khi bạn hắt hơi hoặc ho, hãy dùng khăn giấy để lau mũi và che miệng. Vứt bỏ bất kỳ khăn giấy đã sử dụng nào để tránh xa những người khác. Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, bao gồm cả virus gây bệnh quai bị.

Bệnh quai bị là một bệnh không còn quá xa lạ với người dân nước ta. Bệnh có thể điều trị khỏi nhưng các phương pháp điều trị hiện tại chỉ là hỗ trợ. Một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng nặng nề. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa. Hy vọng bài viết trên về chủ đề bị quai bị uống thuốc gì sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mumps: Prevention, Symptoms, and Treatmenthttps://www.healthline.com/health/mumps

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  2. Mumpshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mumps/symptoms-causes/syc-20375361

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  3. Mumps in Adultshttps://www.drugs.com/cg/mumps-in-adults.html#management

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  4. Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects. 2nd edition - Chapter 7 The Amazing and Mighty Gingerhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  5. Ginger - An herbal medicinal product with broad anti-inflammatory actionshttps://www.liebertpub.com/doi/10.1089/jmf.2005.8.125

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  6. The Immunomodulation and Anti-Inflammatory Effects of Garlic Organosulfur Compounds in Cancer Chemopreventionhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3915757/

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  7. Antibacterial activities and antioxidant capacity of Aloe verahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3729540/

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  8. ALOE VERA: A SHORT REVIEWhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2763764/

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

  9. Mumps Vaccinationhttps://www.cdc.gov/mumps/vaccination.html

    Ngày tham khảo: 20/02/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người