Liệu bạn đã biết người bệnh bướu cường giáp nên ăn gì?
Nội dung bài viết
Bướu cường giáp là bệnh lý nội tiết thường gặp hiện nay. Có rất nhiều cách điều trị bướu cường giáp từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh những cách điều trị chuyên môn, chế độ ăn cũng giúp kiểm soát bệnh tốt. Vậy bạn có biết người mắc bệnh bướu cường giáp nên ăn gì không? Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Tổng quan về bướu cường giáp
Bướu giáp hình thành khi tuyến giáp to ra bất thường. Bướu có thể phát triển kèm với tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp. Cường giáp là tình trạng hormone giáp tăng rất cao trong máu gây ra các triệu chứng cho người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có bướu giáp và các triệu chứng của cường giáp.
Khi nào mắc bướu cường giáp
Trước khi tìm hiểu bướu cường giáp nên ăn gì, bạn nên biết cách nhận diện bệnh lý này.
Người bệnh nên nghi ngờ bệnh này nếu phát hiện thấy cổ to ra và có một trong những triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh, có thể kèm hồi hộp, đánh trống ngực.
- Lo lắng hoặc kích thích quá mức.
- Run tay chân.
- Sợ nóng và đổ nhiều mồ hôi.
- Sụt cân dù không kiêng ăn.
- Tiêu chảy, tăng số lần đi cầu.
- Da khô, mỏng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn giấc ngủ.
Bướu cường giáp nên ăn gì?
Người mắc bướu cường giáp nên tăng cường những thực phẩm làm giảm hormone giáp trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên ăn là:
Thực phẩm có lượng iod thấp
Nhóm thực phẩm này giúp hạ nồng độ iod trong máu – vốn là thành phần cấu tạo của hormone giáp. Thông qua cách này, tuyến giáp sẽ giảm sản xuất hormone, giảm triệu chứng bướu cường giáp. Những thực phẩm này bao gồm:
- Trà.
- Lòng trắng trứng.
- Trái cây tươi.
- Các loại hạt.
- Bánh mì.
- Bỏng ngô.
- Khoai tây.
- Mật ong.
- Yến mạch.
Quan trọng là các thực phẩm trên không nên ướp muối, vì muối có lượng iod cao.
Rau xanh họ bắp cải
Các rau xanh này có vai trò ngăn cản tuyến giáp hấp thu iod rất hiệu quả. Nhờ đó, tuyến giáp không thể sản xuất thêm hormone gây ra bướu cường giáp. Các loại này bao gồm:
- Cây măng.
- Bông cải xanh.
- Khoai mì.
- Súp lơ trắng.
- Cải xoăn.
- Mù tạc.
Rau xanh có thể nấu làm canh trong mỗi bữa ăn.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt có vai trò quan trọng cho mọi chức năng của cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Lượng sắt trong máu thấp là một trong những điều kiện để bệnh tiến triển. Sắt là loại nguyên tố dễ tìm trong nhiều thực phẩm, là chất cần thiết cho những ai đang thắc mắc bướu cường giáp nên ăn gì. Thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Quả hạch.
- Thịt gia cầm.
- Các loại thịt màu đỏ đậm như thịt bò,…
- Đậu lăng.
- Ngũ cốc.
- Các loại hạt.
Thực phẩm giàu selen
Selen là yếu tố giúp cân bằng hormone giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi những bệnh tật. Thức ăn và đồ uống giàu selen là:
- Hạt chia.
- Nấm.
- Trà.
- Cơm.
- Thịt bò, thịt cừu.
- Hạt hướng dương.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là thành tố quan trọng cho quá trình tạo năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, kẽm giúp tăng cường miễn dịch cho tuyến giáp. Những nguồn giàu kẽm là:
- Đậu xanh.
- Bột ca-cao.
- Hạt điều.
- Hạt bí.
- Thịt cừu, thịt bò.
- Các loại nấm.
Thực phẩm giàu vitamin D và calci
Để giúp bạn có thêm thông tin về bướu cường giáp nên ăn gì, YouMed giới thiệu cho bạn vitamin D và can-xi. Vitamin D và can-xi là thành phần chủ yếu của hệ xương. Bướu cường giáp thường gây ảnh hưởng lên xương làm yếu xương và giòn xương. Xây dựng một chế độ ăn giàu vitamin D và can-xi giúp tăng cường sức khỏe xương và giảm tác hại của bệnh lên xương.
- Đậu trắng.
- Đậu bắp.
- Ngũ cốc, cải xoăn.
- Gan động vật.
- Nấm.
- Nước cam.
Tất cả là những thực phẩm giàu vitamin D và can-xi mà người mắc bệnh nên sử dụng. Ngoài ra, tắm nắng vào sáng sớm cũng giúp bổ sung nguồn nguyên liệu này rất tốt.
Thực phẩm giàu chất béo không no
Chất béo không no giúp giảm tình trạng viêm nhiễm không mong muốn trong cơ thể. Điều này giúp bảo vệ và điều hòa hệ nội tiết tuyến giáp. Hơn nữa, chế độ dùng chất béo không no rất quan trọng khi kết hợp với ăn ít muối iod. Chất béo không no có trong:
- Dầu hạt lanh.
- Dầu ô liu.
- Dầu dừa.
- Trái bơ.
- Dầu hướng dương.
Một số loại gia vị
Một số gia vị có tính kháng viêm mạnh giúp điều tiết chức năng và miễn dịch tuyến giáp như:
- Nghệ.
- Ớt xanh.
- Tiêu.
Tất cả là những thực phẩm cần cho câu trả lời bướu cường giáp nên ăn gì. Bạn nên bổ sung chúng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất. YouMed cũng sẽ gợi ý cho bạn những nhóm thực phẩm không có lợi cho người bệnh.
Thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh bướu cường giáp
Người mắc bướu cường giáp cần phải kiêng muối iod cũng như các thực phẩm có nguồn gốc từ biển. Iod chính là thành phần chính của hormone giáp, do đó, ăn nhiều iod sẽ làm tăng lượng hormone trong cơ thể, cường giáp sẽ nặng nề hơn. Cá, cua, tôm, rong biển chứa lượng iod cao không tốt cho bướu cường giáp. Đậu nành, cà phê, thức ăn giàu gluten cũng cần tránh như lúa mì, lúa mạch, mạch nha,…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu chưa được chẩn đoán từ bác sĩ, bạn nên đi khám ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ đầu tiên. Lần khám đầu tiên rất quan trọng để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh.
Hoặc nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán, bạn nên theo dõi triệu chứng tại nhà liên tục. Với bất kỳ triệu chứng nào tiến triển nặng dần cũng cần được lưu ý và tái khám ngay. Hơn nữa, tái khám định kỳ cũng giúp ích nhiều trong công tác kiểm soát bệnh tật.
Việc thăm khám bác sĩ cũng là cơ hội để bạn nhận được lời tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như những kiêng kỵ trong đời sống.
Những biện pháp khác giúp tuyến giáp khỏe mạnh
Ngoài những chế độ ăn đã trên trên, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Ngưng hút thuốc lá.
- Hạn chế bia rượu.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.
- Tập thể dục đều đặn.
- Kiểm soát cân nặng.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản cho bạn về bướu cường giáp nên ăn gì. Hy vọng, bạn đã biết cách tự chăm sóc bản thân và thời điểm khám bệnh hợp lý. Bướu cường giáp đa phần là bệnh lý lành tính, ngoài việc điều trị theo y lệnh bác sĩ, bạn cũng cần phối hợp một chiến lược ăn uống phù hợp.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Goiterhttps://www.thyroid.org/goiter/
Ngày tham khảo: 12/06/2021
-
Hyperthyroidism Diethttps://www.healthline.com/health/hyperthyroidism-diet#foods-to-eat
Ngày tham khảo: 12/06/2021
-
Hyperthyroidism Signs and Symptomshttps://www.ucsfhealth.org/conditions/hyperthyroidism/symptoms
Ngày tham khảo: 12/06/2021