YouMed

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không và câu trả lời của bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bướu tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp ngày nay. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhất là nữ giới và người cao tuổi. Đa phần bướu tuyến giáp là bệnh dễ trị nhưng mọi người vẫn thắc mắc “bướu tuyến giáp có nguy hiểm không”. ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Tuyến giáp là gì?

Trước khi tìm hiểu bướu tuyến giáp có nguy hiểm không, cần có cái nhìn tổng quan về tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình con bướm nằm dưới yết hầu, phần cổ thấp.

Tuyến giáp có hai thùy trái phải bao quanh phía trước khí quản. Tuyến giáp bình thường không thể sờ hay nhìn thấy.

Tuyến giáp sản xuất ra hormone giáp T3, T4 từ nguồn nguyên liệu là iod. Chúng tham gia vào điều hòa chuyển hóa, thân nhiệt, sự phát triển của cơ thể. Khi tuyến giáp to sẽ tạo ra bướu – gọi là bướu tuyến giáp.

Xem thêm: Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?

Bướu tuyến giáp là gì?

Bướu tuyến giáp là sự lớn lên bất thường toàn bộ hay một phần cấu trúc tuyến. Cùng với đó, có thể kèm rối loạn chức năng tuyến giáp.

Cường giáp là triệu chứng do lượng hormone giáp tăng cao quá mức trong máu. Suy giáp là triệu chứng do lượng hormone giảm quá mức trong máu. Vậy, làm sao biết mình có mắc bướu tuyến giáp hay không?

Chẩn đoán u bướu tuyến giáp

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi gặp những triệu chứng đầu tiên. Một số phương tiện được sử dụng trong chẩn đoán u bướu tuyến giáp như:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp qua hormone T3, T4.
  • Xét nghiệm hormone kiểm soát tuyến giáp TSH.
  • Xét nghiệm các tự kháng thể tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Xạ hình tuyến giáp.
  • CT hay MRI tuyến giáp.
  • Nội soi thanh quản.
  • Sinh thiết tuyến giáp.
Xét nghiệm hormone giáp giúp chẩn đoán bướu tuyến giáp
Xét nghiệm hormone giáp giúp chẩn đoán bướu tuyến giáp

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác giúp tìm nguyên nhân và biến chứng của bướu. Vì vậy, sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân của bướu giáp.

Nguyên nhân nào gây ra bướu tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cảnh bướu cổ tuyến giáp có thể kể tên như là:

  • Thiếu iod là nguyên nhân hàng đầu gây bướu cổ trên thế giới.
  • Nang giáp.
  • Viêm giáp.
  • Nhân giáp gồm một nhân đơn độc hay nhiều nhân.
  • Ung thư giáp.
  • Bướu giáp bẩm sinh.
  • Bệnh giáp Graves.

Bướu tuyến giáp có thể xảy ra do nhiều bệnh cảnh khác nhau, và cách phân loại cũng tương đối phức tạp.

Phân loại bướu tuyến giáp và tỷ lệ mắc bệnh

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại bướu giáp dựa vào hình thái bướu, chức năng tuyến giáp và tính chất bướu. Tại đây, YouMed đề xuất một cách phân loại đơn giản dựa trên tính chất bướu giáp gồm có:

  • Bướu lành tuyến giáp chiếm đa số trong tất cả các bướu tuyến giáp.
  • Bướu ác tính tuyến giáp hay còn gọi là ung thư giáp chiếm 5% trong các trường hợp bướu giáp.

Do đó, bướu tuyến giáp có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tính chất của bướu.

Bệnh bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

Phần lớn bướu lành tuyến giáp không phải là bệnh lý nghiêm trọng của nó không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của người bệnh. Một số người bệnh cần chú ý đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  • Người có tuyến giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ muốn điều trị giảm kích thước khối bướu.
  • Người bị khó thở, khó nuốt do bướu chèn ép khí quản, thực quản.
  • Người có triệu chứng cường giáp như: sụt cân, run tay chân, tim đập nhanh, lo lắng quá mức,…
  • Người có triệu chứng suy giáp như: da khô, táo bón, trầm cảm, dễ mệt sau hoạt động, sợ lạnh,…
  • Người có nguy cơ chuyển biến thành bướu ác tính do bác sĩ chỉ định.
  • Người mắc ung thư tuyến giáp.
Bướu giáp to có thể gây biến dạng cổ
Bướu giáp to có thể gây biến dạng cổ

Những bệnh nhân này cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tiên lượng chính xác về bệnh lý của mình. Tuy nhiên, dù vậy, không phải những ai đang mắc một trong những vấn đề trên đều nguy hiểm.

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không còn dựa trên đánh giá khả năng có thể điều trị được không. Nếu không điều trị có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề.

Biến chứng của bướu giáp

Bướu tuyến giáp không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng của bệnh thay đổi phụ thuộc vào loại triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc.

Đối với bướu lành tuyến giáp

Cường giáp giáp nặng có thể gây ra cơn bão giáp trạng. Đây là một cấp cứu nội tiết nặng vì nguy cơ tử vong cao. Người bệnh thường bị suy nhiều cơ quan cùng lúc như suy tim, suy gan, suy giảm thần kinh,…

Suy giáp cấp cũng là một trong những tình huống cấp cứu. Người bị suy giáp cấp thường tử vong do hạ thân nhiệt, sốc, co giật, rối loạn điện giải,…

Liệt dây thanh âm, chán ăn, suy hô hấp là những biến chứng do tuyến giáp chèn ép vào các cấu trúc xung quanh. Nếu không điều trị, người bệnh sẽ dễ mắc các bệnh lý phổi, suy kiệt, suy dinh dưỡng, bị câm. Tuy nhiên không gây tử vong nhưng sẽ để lại di chứng suốt đời không thể phục hồi.

Đối với ung thư tuyến giáp

Tiên lượng cho người mắc ung thư tuyến giáp tương đối tốt nếu điều trị sớm. Ngược lại, ung thư không được điều trị sẽ di căn đến các cơ quan khác như hạch, phổi, xương,… Một khi di căn, các ung thư tuyến giáp đều là nguy hiểm.

Điều trị và phòng ngừa bướu tuyến giáp

Có nhiều cách điều trị bướu tuyến giáp tùy vào mức độ mà người bệnh đang mắc. Thuốc uống là một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất. Bên cạnh đó, xạ trị và phẫu thuật cũng giúp điều trị triệt để bướu tuyến giáp. Lựa chọn phương pháp nào do bác sĩ chỉ định phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Giữ một lối sống lành mạnh là cách hữu hiệu cho một tuyến giáp khỏe. Ngưng hút thuốc, giảm rượu bia, giảm stress, tập thể dục đều đặn,… được khuyên áp dụng thường xuyên.

Người mắc bướu tuyến giáp nên tránh uống rượu bia
Người mắc bướu tuyến giáp nên tránh uống rượu bia

Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không là mối lo ngại đối với những người đang mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What to know about common thyroid disordershttps://www.medicalnewstoday.com/articles/323196#hypothyroidism

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  2. Thyroid Goiter: The Diagnosis and Treatment of Thyroid Goiters

    https://www.thyroidcancer.com/thyroid-goiter

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  3. Goiterhttps://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/goiter

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  4. Goiterhttps://www.amboss.com/us/knowledge/Goiter#:~:text=Classification%20of%20goiter%20by%20palpation,-According%20to%20the&text=Grade%200%3A%20no%20goiter%20is,with%20a%20goiter%20on%20palpation

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  5. Picture of the Thyroidhttps://www.webmd.com/women/picture-of-the-thyroid

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  6. Thyroid stormhttps://www.uptodate.com/contents/thyroid-storm?search=thyroid%20storm&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  7. Myxedema comahttps://www.uptodate.com/contents/myxedema-coma?search=myxedema%20coma&source=search_result&selectedTitle=1~25&usage_type=default&display_rank=1

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người