YouMed

Các yếu tố môi trường liên quan đến suyễn (Phần 3)

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Suyễn là một bệnh lí mãn tính ở đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Những yếu tố môi trường có tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Bạn nên biết những yếu tố gây ảnh hưởng đến bệnh Suyễn ở trẻ để ngăn ngừa và điều trị. Cùng tìm hiểu những yếu tố đó trong bài viết dưới đây của bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm nhé! 

Thú cưng

Chất gây dị ứng có thể được tìm thấy trong nước bọt, phần da bị bong tróc và nước tiểu của động vật. Trẻ thường dễ có phản ứng nhạy cảm hơn với một số loài động vật như mèo, chó, chuột hamster… Tất cả các loài động vật có lông đều có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.

Nếu bạn nuôi thú cưng mà trẻ nhạy cảm, nó nên sống bên ngoài và không bao giờ ở trong phòng ngủ của trẻ. Giữ cửa phòng ngủ của trẻ luôn đóng cửa. Quan trọng là bạn hãy dọn dẹp nhà cửa thật kĩ.

Đặc biệt là vệ sinh sạch giường nệm, thú nhồi bông, bề mặt tường, thảm chân, rèm treo, hệ thống sưởi ấm và điều hòa.

Lông thú cưng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng suyễn ở trẻ
Lông thú cưng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng suyễn ở trẻ

Lưu ý nếu nuôi thú cưng khi có trẻ bị suyễn:

  • Tắm cho thú cưng hàng tuần.
  • Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với thú cưng.
  • Vệ sinh và dọn chuồng của thú cưng.
  • Thay đổi của máy điều hòa không khí thường xuyên.

Gián

Gián và phân của chúng được xem là một trong những tác nhân dễ gây dị ứng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở trẻ có bệnh suyễn. Để dọn dẹp gián ra khỏi nhà, bạn hãy:

  • Giữ thực phẩm và rác trong các thùng chứa có nắp đậy kín, thay bao đựng rác mới khi cần thiết.
  • Không bao giờ để thức ăn ở ngoài mà không được đậy kín. Đặc biệt là không để thức ăn trong phòng ngủ của trẻ. Đừng để thức ăn còn thừa của thú cưng trong thời gian dài, cần rửa sạch chén đựng thức ăn của thú cưng.
  • Hút bụi hoặc quét nhà, rửa chén đĩa và lau sạch mặt bàn và bếp ngay sau bữa ăn.
  • Lấp đầy các vết nứt xung quanh nhà để giúp ngăn chặn gián xâm nhập vào.
  • Không lưu trữ các vật dụng làm từ giấy, báo hoặc thùng các tông.
  • Sử dụng các chất an toàn với môi trường để làm mồi bắt gián.
Gián và phân của chúng được xem là một trong những tác nhân dễ gây dị ứng với những trẻ bị suyễn
Gián và phân của chúng được xem là một trong những tác nhân dễ gây dị ứng với những trẻ bị suyễn

Ô nhiễm không khí

Các loại chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời có thể làm nặng thêm các triệu chứng suyễn. Các chất gây ô nhiễm có thể là khí Ozon, bụi, khói từ thuốc lá, xe cộ hay các nhà máy công nghiệp,… Hoặc các loại chất có mùi mạnh như: nước hoa, mùi của nước xả trong quần áo, mùi sơn móng tay,…

Điều kiện thời tiết thay đổi thất thường cũng như nhiệt độ quá lạnh và độ ẩm thấp có thể làm cho bệnh suyễn nặng hơn, đặc biệt là vào những ngày ô nhiễm nhiều.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người

Phòng chống suyễn từ ô nhiễm không khí:

  • Theo dõi tin tức về sự thay đổi thời tiết cũng như môi trường, để giúp trẻ tránh tiếp xúc với mùa có nhiều phấn hoa.
  • Tránh các hoạt động thể chất không cần thiết ở ngoài trời vào những ngày mà có chỉ số ô nhiễm cao. Hoặc có số lượng phấn hoa cao. Bạn có thể tham khảo thông tin về những chỉ số này trên internet.
  • Không nên sử dụng bếp củi, đèn dầu, bếp ga mà không có hệ thống xử lý khói.
  • Bạn nên tránh để trẻ tiếp xúc với nước hoa, phấn rôm, keo xịt tóc, máy làm ẩm không khí,… Tất cả những đồ vật có hương thơm như: nước xả vải, thảm mới hoặc các mùi và thuốc xịt mạnh khác.

Cảm lạnh và cúm

Các loại virus gây ra các bệnh về đường hô hấp thường gặp hơn trong những tháng mùa mưa. Để giúp ngăn ngừa trẻ bị cảm lạnhcúm, bạn hãy:

  • Rửa tay trước khi ăn và khi tiếp xúc với người có thể đang bị cảm lạnh hoặc cúm.
  • Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Cố gắng hạn chế tiếp xúc trong khoảng cách gần với những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Nếu trong nhà có người bị cảm, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cúm cho trẻ bị suyễn.
Trẻ bị cúm hoặc cảm lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn
Trẻ bị cúm hoặc cảm lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn

Sulfit

Sulfites là một chất bảo quản được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như tôm, cá ngừ đóng hộp, trái cây khô, dưa chua và ô liu. Tuy nhiên, hiếm khi sulfites có thể gây triệu chứng suyễn nghiêm trọng ở trẻ.

Có rất nhiều yếu tố môi trường tác động đến cơn khó thở của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giảm sự tác động của chúng.

Nắm rõ những yếu tố môi trường tác động đến tình trạng bệnh của con để có biện pháp đề phòng phù hợp
Nắm rõ những yếu tố môi trường tác động đến tình trạng bệnh của con để có biện pháp đề phòng phù hợp

Hãy nắm rõ những yếu tố tác động đến tình trạng bệnh của con để hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh nhé!

Tìm hiểu thêm:

Các yếu tố môi trường liên quan đến Suyễn (Phần 1)

Các yếu tố môi trường liên quan đến Suyễn (Phần 2)

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Asthma: Environmental Controlhttps://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_asthenvi_pep.htm

    Ngày tham khảo: 03/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người