Mách bạn cách điều trị hơi thở có mùi hiệu quả và đơn giản
Nội dung bài viết
Hơi thở có mùi là vấn đề nhạy cảm và gây khó chịu trong giao tiếp hằng ngày. Đây có thể bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng kém hay vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, việc ngăn ngừa và chữa hôi miệng là vô cùng cần thiết. Trong bài viết sau đây, bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu và cách điều trị hơi thở có mùi. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nhận biết hơi thở có mùi
Theo thuật ngữ y học, hôi miệng gọi là chứng hôi miệng. Hơi thở có mùi hôi khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc hoặc nguyên nhân cơ bản. Một số người quá lo lắng về hơi thở của mình mặc dù họ có ít hoặc không có mùi hôi miệng. Ngược lại, những người khác lại bị hôi miệng mà không hề hay biết. Vì rất khó để đánh giá xem hơi thở của bạn có mùi như thế nào. Vậy nên, hãy nhờ một người bạn thân hoặc người thân xác nhận các câu hỏi về vấn đề này của bạn.
Xem thêm: Hôi miệng và những vấn đề liên quan đến sức khỏe
Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi
Yếu tố nào gây hơi thở có mùi dài hạn?
Vệ sinh kém
Khi bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, rất có thể thức ăn vẫn còn vương lại trong khoang miệng. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi ở răng, nướu và trên lưỡi. Từ đó, chúng làm cho mùi khó chịu ở khoang miệng. Chính điều đó,vệ sinh răng miệng kém sẽ thúc đẩy mùi khó chịu và tình trạng viêm lợi.
Thuốc lá
Bên cạnh đó, hút thuốc lá hay nhai các sản phẩm tương tự sẽ gây ố bề mặt răng kèm hôi miệng. Đồng thời, thuốc lá làm giảm vị giác và gây kích ứng nướu.
Khô miệng
Nước bọt có tác dụng làm sạch răng miệng, loại bỏ mùi hôi. Vì thế, khô miệng cũng là nguyên nhân làm hơi thở có mùi. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong khi ngủ, dẫn đến “hơi thở vào buổi sáng”. Hiện trạng này trở nên tệ hơn nếu bạn ngủ há miệng. Khô miệng mãn tính có thể do tuyến nước bọt của bạn có vấn đề và một số bệnh.
Bệnh lý
Hơi thở có mùi có thể xuất phát từ tình trạng miệng, mũi, họng bị tổn thương. Trong đó, có thể kể đến như: viêm amidan (được bao phủ bởi vi khuẩn tạo mùi), viêm mũi mãn tính, viêm xoang hoặc cổ họng, gây chảy dịch mũi sau, cũng có thể gây hôi miệng
Song song đó, những bệnh nhân đang điều trị ung thư có thể có mùi trong hơi thở do thuốc. Trào ngược mãn tính axit dạ dày (bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD) có thể liên quan đến hơi thở hôi. Ở trẻ em, những dị vật bỏ quên như thức ăn có thể làm khoang miệng có mùi. Điều này ba mẹ cần lưu ý và lấy ra ngay.
Xem thêm: Dị vật đường thở và cách xử trí an toàn và hiệu quả nhất
Thức ăn làm hơi thở có mùi không?
Tất cả những thức ăn sẽ bắt đầu bị phân hủy ngay tại khoang miệng. Sau đó, thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu và di chuyển đến phổi. Do vậy, chúng có thể ảnh hưởng đến không khí bạn thở ra. Ngoài ra, những người ăn kiêng có thể bị hôi miệng do không đủ chất. Trong đó, chất béo bị phân hủy và giải phóng các chất hóa học tạo mùi.
Ví dụ như mùi qua hơi thở khó chịu khi bạn ăn những món có mùi mạnh như tỏi hay hành. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, và cả nước súc miệng sẽ chỉ che đi mùi hôi tạm thời. Mùi hôi sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi thức ăn đã được tiêu hóa hết. Những loại thực phẩm phổ biến khác có thể gây hôi miệng bao gồm: rượu bia, các loại gia vị.
Cách điều trị hơi thở có mùi
Một giải pháp có thể trị hơi thở có mùi ngay tại nhà là vệ sinh răng miệng. Bạn xem xét lại kĩ thuật đánh răng đã đúng hay chưa. Điều chỉnh thói quen lại như là chải răng và vệ sinh lưỡi sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa, uống nhiều nước.
Xem thêm: Bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách chưa?
Nếu bạn đã thực hiện những hành vi trên, mà vẫn không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của hôi miệng. Ví dụ, nếu mùi hôi là do bệnh nướu răng, nha sĩ sẽ giúp bạn điều trị bệnh và giải quyết hôi miệng.
Xem thêm: Sưng nướu: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị
Phòng ngừa hơi thở có mùi sau điều trị
Hiện nay, có nhiều cách loại bỏ vấn đề này nhanh chóng và đơn giản. Bật mí nhỏ rằng mùi thức ăn bám trong môi trường răng miệng tối đa 3 ngày. Vì thế cần vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng ngay sau khi ăn song song với những giải pháp như sau:
Vệ sinh răng cùng lúc thực hiện cách điều trị hơi thở có mùi
- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua. Thay bàn chải đánh răng từ 2-3 tháng một lần. Đừng quên vệ sinh lưỡi. Vùng lưỡi có thể là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây hôi miệng.
- Đảm bảo vệ sinh răng kỹ lưỡng sau khi ăn bằng cách đánh răng hay súc miệng. Súc miệng bằng nước súc miệng khử khuẩn. Điều này sẽ mang tác dụng kép. Một mặt, nước súc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Mặt khác, nước súc sẽ cuốn trôi mảng bám có thể gây viêm nướu.
- Nên đến khám răng định kỳ 2 lần 1 năm. Các nha sĩ sẽ thăm khám và làm sạch vùng răng miệng nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, có thể tìm thấy các nguyên nhân gây hôi miệng như là: bệnh nha chu, khô miệng,…
Xem thêm: Làm thế nào để ngăn ngừa mảng bám và vôi răng?
Thay đổi thói quen sinh hoạt cùng lúc thực hiện cách điều trị hơi thở có mùi
- Ngưng hút thuốc lá. Khói thuốc lá sẽ tồn tại trong hơi thở rất lâu. Về lâu dài, tình trạng này gây hơi thở có mùi khó chịu.
- Uống nhiều nước giúp môi trường miệng luôn được giữ ẩm. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tạo nước bọt. Nhờ vậy, các mảng bám và vi khuẩn bị rửa trôi.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả. Những thực phẩm giúp giảm mùi hôi miệng hiệu quả như là: táo, cà rốt, cần tây, rau xanh.
- Ghi chép các loại thực phẩm nếu nghi ngờ đó là tác nhân gây hại. Sau đó, đưa bảng danh sách này cho nha sĩ tham vấn giúp bạn.
Xem thêm: Thảo quả: Vị thuốc có công dụng trị hôi miệng
Như vậy, cách điều trị hơi thở có mùi hoàn toàn có thể phát hiện và thực hiện tại nhà. Nếu đã áp dụng những giải pháp như trên mà vẫn không cải thiện, bạn cần gặp bác sĩ để điều trị nguyên nhân. Sau khi đã phục hồi hơi thở không còn mùi khó chịu, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì thói quen trên. Việc giữ thói quen vệ sinh răng miệng sẽ đẩy lùi nguy cơ tái diễn hôi miệng. Hơn thế, điều này sẽ ngăn bệnh lý khác. Chúc bạn tự tin trong giao tiếp mà không sợ vấn đề này nữa.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Bad breathhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bad-breath/symptoms-causes/syc-20350922
Ngày tham khảo: 02/08/2021
-
Dental Health and Bad Breathhttps://www.webmd.com/oral-health/guide/bad-breath
Ngày tham khảo: 03/08/2021