YouMed

Mách bạn cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Nhiệt miệng (còn gọi là lở miệng) là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu trong khoang miệng. Tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu trong ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Cùng bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu về bệnh lý này và cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả qua bài viết sau. 

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Trước khi vào vấn đề cách phòng chống nhiệt miệng, chúng ta cần tìm hiểu bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông trong khoang miệng. Các vết loét này có dạng hình tròn hoặc bầu dục màu trắng. Thường có rìa xung quanh bị ửng đỏ lên. Chúng thường xuất hiện ở những vị trí mô mềm trong khoang miệng như nướu, mặt trong môi.

Bệnh nhiệt miệng là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nó ảnh hưởng không ít đến đời sống của người bệnh. Chẳng hạn như người bệnh sẽ khó ăn uống trong những ngày nhiệt miệng. Nhất là khi lỡ đụng chạm vào những vết loét này sẽ cảm thấy rất rát. Những trường hợp diễn tiến nặng còn gây ra triệu chứng sốt, chóng mặt.

Nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau đó các vết loét sẽ tự lành mà không để lại bất kỳ sẹo nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài trên 2 tuần và kèm theo các triệu chứng như sốt, sốt co giật thì cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

cách phòng chống nhiệt miệng
Các vết loét xuất hiện quanh miệng khi bị nhiệt miệng

Nguyên nhân gây ra vết loét trong miệng

Ngoài cách phòng chống nhiệt miệng thì vấn đề nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng rất được quan tâm. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố và yếu tố kích hoạt bao gồm:

  • Chấn thương miệng nhẹ do làm răng, hoặc khi chơi thể thao.
  • Nhạy cảm với thực phẩm có tính axit như dâu tây, cam quýt, dứa… Hoặc các loại thực phẩm gây kích thích khác như sôcôla, cà phê.
  • Thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, kẽm, folate và sắt.
  • Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt.
  • Quá stress, căng thẳng hoặc thiếu ngủ.
  • Nhiễm trùng trong khoang miệng.

Lở miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị như:

  • Bệnh celiac: Đây là tình trạng cơ thể không thể dung nạp gluten trong thức ăn.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Hệ thống miễn dịch hoạt động sai khiến cơ thể bạn tấn công các tế bào miệng khỏe mạnh. Tình trạng này còn gọi là tự miễn.
  • Bệnh HIV/AIDS.

Cách phòng chống nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, việc phải chịu đựng cảm giác đau rát trong thời gian dài là điều không dễ dàng. Bạn có thể thực hiện một số cách để giảm sự xuất hiện của các vết loét:

  • Tránh thức ăn gây kích ứng miệng: trái cây có tính axit như dứa, bưởi, cam hoặc chanh. Hay các loại hạt, khoai tây chiên hoặc thức ăn cay.
  • Hạn chế nói chuyện khi đang nhai thức ăn để giảm các vết cắn do tai nạn.
  • Giảm thiểu căng thẳng.
  • Duy trì việc vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và đánh răng sau bữa ăn.
  • Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà có thể bạn chưa biết

cách phòng chống nhiệt miệng
Hạn chế ăn thức ăn cay nóng để phòng ngừa nhiệt miệng

Các dạng loét miệng phổ biến

Nhiệt miệng thể nhỏ

Đây là dạng nhiệt miệng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ gần 80%. Trong dạng này, vết loét thường nông, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám và gây cảm giác đau rát. Lở miệng thể nhỏ thường xuất hiện ở những vị trí như môi, má, nền miệng. Vết loét có đường kính từ 3 – 10mm và thường sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày.

Nhiệt miệng thể lớn

Đây là dạng nặng nhất của nhiệt miệng, chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh. Ở dạng này, các vết loét sẽ có kích thước lớn khoảng 1 – 3cm. Vết loét sâu hơn, bờ nổi cao và đáy trắng. Lở miệng thể lớn thường gây đau nhiều ở môi, hàm ếch mềm, họng. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến 6 tuần, thường để lại sẹo và tái phát liên tục.

Nhiệt miệng Herpes

Đây là dạng nhiệt miệng do vi khuẩn Herpes gây ra và là dạng ít gặp nhất. Vết loét dạng này thường sẽ có đường kính nhỏ khoảng 1- 3mm nhưng lại tập trung thành lại thành cụm ở một khu nhỏ hoặc trên diện rộng. Tình trạng này thường khỏi sau 2 tuần, nhưng rất dễ tái phát lại sau một thời gian ngắn và có thể để lại sẹo.

Xem thêm: Viêm da dạng Herpes: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

cách phòng chống nhiệt miệng
Nhiệt miệng Herpes khiến các vết loét thường mọc thành từng cụm

Nhiệt miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?

Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến nhưng không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng các vết loét, sưng đỏ này sẽ gây ra cảm giác đau rát trong khoang miệng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Khi thức ăn chạm vào vết loét, nhất là những thức ăn cay nóng sẽ càng khiến cho vết loét bị kích ứng. Từ đó gây đau rát và mất cảm giác ngon miệng đối với người bệnh.

Ngoài ra, lở miệng còn gây đau khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn thường ngày. Điều này có thể khiến tâm lý người bệnh không thoải mái và thiếu tự tin khi giao tiếp.

Nghiêm trọng hơn là nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì vết loét do nhiệt miệng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí có thể nổi thêm nhiều nốt nhiệt miệng cùng thời điểm và dẫn đến tình trạng viêm cấp, sốt cao, đau đầu, mất ngủ

Xem thêm: Nhiệt miệng: Chuyện không biết ngỏ cùng ai!

Trên đây là bài viết của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc về chủ đề nhiệt miệng và cách phòng chống nhiệt miệng. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng khá phổ biến này và biết cách phòng ngừa chúng. Nếu các triệu chứng kéo dài và kèm theo sốt, đau đầu bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Causes Mouth Ulcers and How to Treat Themhttps://www.healthline.com/health/mouth-ulcers#:~:text=Mouth%20ulcers%20%E2%80%94%20also%20known%20as%20canker%20sores,are%20at%20higher%20risk%20for%20developing%20mouth%20ulcers.

    Ngày tham khảo: 22/08/2021

  2. Mouth ulcershttps://www.nhs.uk/conditions/mouth-ulcers/

    Ngày tham khảo: 22/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người