Những sai lầm thường gặp về cách sử dụng que thử đường huyết
Nội dung bài viết
Que thử cùng với máy thử đường là hai dụng cụ cần thiết để định lượng đường trong máu của bạn. Đây là hai dụng cụ dùng theo dõi bệnh đối với người mắc đái tháo đường. Hơn nữa còn là công cụ tầm soát bệnh tốt đối với người có nguy cơ mắc bệnh. Vậy liệu rằng bạn đã biết cách sử dụng que thử đường huyết và máy thử chính xác? Cùng ThS.BS Vũ Thành Đô giải đáp về chủ đề này sẽ có trong bài viết dưới đây mời bạn cùng tìm hiểu.
Sơ lược về chỉ số đường huyết
Đường huyết là giá trị được sử dụng để thể hiện khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể. Đường huyết thay đổi theo thời điểm trong ngày, thuốc, bữa ăn, vận động, bệnh lý. Do đó, nó là giá trị luôn thay đổi mà không cố định.
Giá trị bình thường khi đo que thử đường
Giá trị bình thường của đường huyết được quy định khác nhau tùy tình huống. Sau đây là các chỉ số đường huyết bình thường:
- Đường huyết được đo thời điểm bất kỳ trong ngày: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).
- Đường huyết được đo buổi sáng sau khi nhịn ăn ít nhất 8h qua đêm: 4 – 5.4 mmol/L (72 – 99 mg/dL).
- Đường huyết được đo 2h sau khi ăn: < 7.8 mmol/L (< 140 mg/dL).
- Giá trị HbA1c < 42 mmol/mol (< 6%).
HbA1c không phải xét nghiệm đường huyết nhưng là một yếu tố đánh giá bệnh đái tháo đường. Các máy đo đường huyết không giúp kiểm tra chỉ số này. Xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện, HbA1c được định lượng bằng xét nghiệm máu.
Biết được những con số này đã giúp bạn biết được một phần cách sử dụng que thử đường huyết.
Giá trị chẩn đoán tiểu đường khi đo que thử đường
Song, đối với người bệnh đái tháo đường, thì các chỉ số bình thường trên tăng cao hơn. Vì vốn dĩ lượng đường trong máu ở người mắc bệnh luôn cao hơn, nên ngưỡng giới hạn có phần tăng lên. Người mắc đái tháo đường phải đạt được mục tiêu đường huyết chung là:
- Đường huyết được đo thời điểm bất kỳ trong ngày: < 11.1 mmol/L (< 200 mg/dL).
- Đường huyết được đo buổi sáng sau khi nhịn ăn ít nhất 8h qua đêm: 4 – 7 mmol/L (72 – 126 mg/dL).
- Đường huyết được đo 1.5h sau bữa ăn: 5 – 9 mmol/L (90 – 162 mg/dL).
- Đường huyết được đo 2h sau khi ăn: < 7.8 mmol/L (< 140 mg/dL).
- Giá trị HbA1c < 48 mmol/mol (< 6.5%).
Cách sử dụng que thử đường huyết đúng, hiệu quả
Quy trình đo đường huyết đúng chuẩn
Để thu được kết quả chính xác, bạn cần phải hiểu rõ được cách sử dụng cũng như cách bảo quản của que thử. Để đo được lượng đường trong máu đúng, ít gây đau, bạn cần làm theo các quy trình sau:
- Trước khi thực hiện, hãy rửa tay sạch với nước ấm và xà bông, nhất là đầu ngón – vị trí cần lấy máu. Lau khô tay bằng khăn sạch
- Sát trùng vùng cần lấy máu bằng gạc tẩm cồn, rồi để khô tự nhiên. Lưu ý phải để khô hoàn toàn.
- Lấy ra một que thử. Chú ý không làm dơ que thử cũng như bảo quản cẩn thận, tránh bị ẩm mốc, bụi bẩn.
- Đặt que thử vào máy.
- Đưa đầu ngón tay vào đầu kim để chích lấy máu. Để giảm đau, bạn nên lấy máu ở cạnh ngón thay vì mặt lòng ngón tay.
- Lau đi giọt máu đầu tiên, để máy lấy những giọt máu sau cho tới khi vừa đủ.
- Chờ vài phút và đọc kết quả. Trong khi đó, dùng gòn sạch để cầm máu vùng chích, ấn cho tới khi máu ngừng chảy.
Chuẩn bị que thử trước khi sử dụng
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi thực hiện, bao gồm đầu kim, que thử, gòn gạc, cồn,… Tránh trường hợp bạn phải luống cuống tìm đồ khi thực hiện.
- Kiểm tra chất lượng dụng cụ trước khi dùng. Bạn không nên để que thử ở nơi có ánh sáng mặt trời, ẩm thấp, nhiệt độ quá lạnh và luôn đảm bảo que không hết hạn sử dụng.
- Đo đường huyết đều đặn tại một thời điểm cố định trong ngày với tần suất thực hiện không đổi. Điều này giúp bạn tạo được thói quen và bạn sẽ không bị quên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
- Đừng chắc chắn kết quả của máy là đúng. Các thao tác của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đường huyết. Do đó dù có máy đo ở nhà, bạn cũng cần tái khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra và so sánh.
- Ghi chép lại kết quả sau mỗi lần đo. Thông tin bạn lưu lại rất có giá trị cho bác sĩ trong việc đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh liều thuốc,…
- Tránh nhiễm trùng. Hãy luôn chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Sau sử dụng, đầu kim và que thử phải bỏ đi và bạn không nên làm việc gì cho tới khi máu thật sự ngưng chảy. Hơn nữa, chỉ nên sử dụng máy của riêng mình, không dùng que hay máy của người khác.
Sai lầm thường gặp về cách sử dụng que thử đường huyết
Kết quả của bạn sẽ bị sai lệch nếu bạn không áp dụng cách sử dụng que thử đường huyết đúng. Những cách sử dụng que thử đường huyết này có thể làm bạn lầm tưởng, bạn dễ bỏ sót các vấn đề thật sự của mình.
Một số lý do thường gặp là:
- Que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp.
- Que thử hết hạn sử dụng.
- Que thử bị rách, bị dơ.
- Đặt que vào máy không đúng vị trí.
- Máy thử và que thử không tương thích, hãy đảm bảo bạn sử dụng hai thiết bị cùng thương hiệu.
- Chưa rửa tay sạch.
- Tay ướt, quá lạnh hay quá nóng.
- Lấy máu chưa đủ.
Biết được các lý do trên giúp bạn thay đổi cách sử dụng que thử đường huyết sao cho phù hợp. Từ đó hạn chế tối thiểu sai sót để thu được kết quả chính xác nhất.
Trên đây là một số mẹo về cách sử dụng que thử đường huyết và máy thử bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang tìm mua thiết bị cho mình, hãy nhờ sự tư vấn của người bán để tìm được một công cụ phù hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cách sử dụng que thử đường.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Blood glucose monitors: What factors affect accuracy?https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/expert-answers/blood-glucose-monitors/faq-20057902
Ngày tham khảo: 18/07/2021
-
Blood Sugar Level Rangeshttps://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html
Ngày tham khảo: 18/07/2021
-
Blood glucose monitoringhttps://www.healthline.com/health/blood-glucose-monitoring#procedure
Ngày tham khảo: 18/07/2021
-
Six tips for successful blood sugar monitoringhttps://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/blood-glucose-monitoring#six-tipsfor-monitoring
Ngày tham khảo: 18/07/2021